Danh mục

Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết phản ánh thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang thông qua đánh giá, phân tích một số kết quả đạt được và những thách thức trong công tác hỗ trợ GDHN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao của gia đình, cộng đồng và người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập của tỉnh giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền GiangJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0134Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 252-259This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TỈNH TIỀN GIANG Cao Thị Tiếng Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập tỉnh Tiền Giang Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở tỉnh Tiền Giang từ những năm 1989 thông qua các dự án thí điểm tại một số trường mầm non và tiểu học. Nhiều bài học kinh nghiệm của giáo dục hòa nhập ở Tiền Giang đã được phổ biến tới các địa phương khác cũng như góp phần vào phát triển một chính sách quốc gia về vấn đề này. Nội dung bài viết phản ánh thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang thông qua đánh giá, phân tích một số kết quả đạt được và những thách thức trong công tác hỗ trợ GDHN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao của gia đình, cộng đồng và người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập của tỉnh giai đoạn tới. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo viên, nhà trường, phát triển, trẻ khuyết tật.1. Mở đầu Tuyên bố Salamanca và cương lĩnh hành động về nhu cầu Giáo dục đặc biệt mà trong đóViệt Nam là thành viên đã chỉ rõ: “Giáo dục hòa nhập được tiến hành với các tiền đề mà theo đó,nhà trường sẽ tốt hơn đối với mọi người khi tiếp nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. Giáo viên sẽtốt hơn khi có trach nhiệm với mọi trẻ em. Đảm đương trách nhiệm này, giáo viên sẽ tích cực hơnvà hiểu được nhu cầu của từng trẻ [4]. Nước ta có khoảng gần 1,3 triệu trẻ khuyết tật [1]. Giáo dục hòa nhập (GDHN) hướng tớiphát triển tối đa nhân cách, khả năng của mỗi trẻ. Nguyên lí cơ bản của GDHN là thừa nhận tínhđa dạng và sự khác biệt của mỗi cá nhân. GDHN là phù hợp với xu thế phát triển chung của thếgiới [5]. Luật Người khuyết tật 2010 đã nêu rõ tại điều 28: Điều 28: Giáo dục hòa nhập là phươngthức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật và Nhà nước khuyến khích người khuyết tật thamgia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập [3]. Mục tiêu giáo dục khuyết tật trong Chiến lược Phát triển Giáo dục 2012- 2020 của nước tađã nêu: “Đến 2020, ... có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” [2] và của tỉnh Tiền Giang: “ a) Giaiđoạn 2013 - 2015: 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường học hòa nhập, số cònlại được tiếp cận giáo dục; b) Giai đoạn 2016 - 2020: 80% trẻ khuyết tật có khả năng học tập đượcđến trường học hòa nhập, số còn lại được tiếp cận giáo dục” [6]. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng vàNgày nhận bài: 3/6/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015.Liên hệ: Cao Thị Tiếng, e-mail: tamnhat01@yahoo.com252 Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật...định hướng giải pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục khuyết tật giai đoạn 2013-2020của tỉnh Tiền Giang là yêu cầu cần thiết. Nội dung bài viết không tập trung nghiên cứu các vấn đềlí luận liên quan đến giáo dục khuyết tật nói chung và GDHN nói riêng mà chủ yếu nêu lên thựctrạng của vấn đề và những định hướng giải pháp trọng tâm cho việc phát triển GDHN ở tỉnh TiềnGiang giai đoạn từ nay đến năm 2020.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng GDHN tỉnh Tiền Giang2.1.1. Bối cảnh Tiền Giang là tỉnh Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 2.481,8km2 , dânsố 1.735.426 người, mật độ 699 người/km2 , 10 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương. Hệthống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông phát triển đều khắp toàn tỉnh, đáp ứng nhucầu học tập của mọi trẻ em trên địa bàn. Tiền Giang được coi là một trong số ít tỉnh thực hiện GDHN sớm nhất ở Việt Nam bắtđầu từ năm 1989, bằng việc thực hiện các dự án thí điểm GDHN với sự hỗ trợ về chuyên gia vàtài chính của Tổ chức Radda-Barnen (Thụy Điển), Tổ chức Liên minh Na Uy (Norway MissionAlliance - NMA). Các hoạt động chủ yếu là: tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên cấp mầm non,tiểu học, thân nhân trẻ khuyết tật về kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ khuyếttật. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng được chú trọng với 151 giáo viên tiểu được học đào tạotrình độ cao đẳng sư phạm về GDHN. Tiền Giang cũng là nơi thí điểm nhiều giải pháp kĩ thuật vềphương pháp dạy học hoà nhập và hỗ trợ cộng đồng như dạy học hoà nhập có hiệu quả, xây dựngnhóm hỗ trợ cộng đồng. Đặc biệt, từ khi Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật theocủa tỉnh được thành lập vào năm 2013, các hoạt động hỗ trợ GDHN ngày càng đi vào chiều sâu vàhoạt động có hiệu quả. Theo số liệu thống kê từ bá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: