Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa quản trị đến năm 2030
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 273.61 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị thời gian qua và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa quản trị đến năm 2030THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA QUẢN TRỊ ĐẾN NĂM 2030 PGS.TS.Nguyễn Thị Thủy & ThS.Lê Hoàng Phong Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Đối với các trường đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là các hoạt động chính có vai trò quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sự phát triển của khoa và đóng góp vào sự phát triển của Nhà trường, thời gian qua, ban chủ nhiệm Khoa và tập thể giảng viên của Khoa Quản trị đã không ngừng nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Bài viết này đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị thời gian qua và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030. Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển đáng kể về số lượng lẫn chất lượng, được thể hiện rõ nét trong từng mảng hoạt động như công bố bài báo khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là có số lượng bài báo quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tham gia tích cực trong các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế, tổ chức các hội thảo có xuất bản cũng như các hoạt động hợp tác nghiên cứu. Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng lẫn chất lượng, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động này. Bài viết đề cập đến một số đề xuất, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030 như tổ chức các seminar trao đổi chuyên môn và các seminar chuyên đề nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu; đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại; xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh; đề xuất tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo có bài tham luận được trình bày; thực hiện nhiều hơn nữa các hội thảo cấp khoa, cấp trường trên cơ sở gắn chuyên môn của khoa với các khoa và phòng ban của trường; hướng đến tổ chức hội thảo quốc tế; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bài viết cũng đề cập để thực hiện thành công những giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quản trị trong tương lai, ngoài nỗ lực của các giảng viên và lãnh đạo Khoa thì rất cần sự quan tâm, động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Nhà trường cùng sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban chức năng.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Đối với các trường đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là các hoạt động chính cóvai trò quan trọng. Nghiên cứu khoa học có khả năng bổ trợ và nâng cao chất lượng của hoạtđộng giảng dạy tại các trường đại học thông qua quá trình truyền đạt tri thức chất lượng cao từcác công trình nghiên cứu khoa học đến người học, giúp người học nâng cao cách tiếp cận và2thái độ đúng đắn đối với tri thức và thúc đẩy sự phát triển của môi trường học thuật (Neumann,1992; Hattie và Marsh, 1996; Prince và cộng sự, 2007; Robles, 2016). Vì vậy, nghiên cứu khoahọc và hợp tác nghiên cứu để có thể có những kết quả công bố khoa học đóng vai trò quantrọng trong hoạt động của các trường đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xếp hạng của các trườngđại học, qua đó tác động đến uy tín, danh tiếng và thu nhập của các trường đại học. Xếp hạngtrường đại học là công cụ hữu ích để so sánh chất lượng của các trường đại học khác nhau, quátrình đo lường và đánh giá chất lượng của các trường đại học có vai trò quan trọng đối vớichính phủ, xã hội và các ngành nghề có liên quan (Olcay và Bulu, 2016). Thứ hạng cao trongnhững bảng xếp hạng danh giá là cơ sở để các trường đại học quảng bá hình ảnh nhằm thu hútsinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu có chất lượng đến từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời giatăng các khoản tài trợ và thu nhập (Olcay và Bulu, 2016; Shin và Toutkoushian, 2011). TheoNgân hàng Thế giới (World Bank), mặc dù các bảng xếp hạng chưa phải là thước đo hoàn hảovà tồn tại một số điểm yếu, kết quả xếp hạng ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của phụ huynh,sinh viên, nhà tuyển dụng và chính phủ đối với chất lượng của một trường đại học, và đa số cácbảng xếp hạng nổi tiếng có xu hướng đo lường chất lượng của trường đại học bằng số lượng vàkhả năng ảnh hưởng của các bài báo đăng trên các tạp chí có bình duyệt. Điều này thúc đẩy cáctrường đại học dồn nguồn vốn vào các chương trình học thuật, các đơn vị có khả năng nghiêncứu và công bố các bài báo khoa học nhằm nâng cao vị trí trên bảng xếp hạng. Theo Olcay và Bulu (2016) và tạp chí For ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa quản trị đến năm 2030THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA QUẢN TRỊ ĐẾN NĂM 2030 PGS.TS.Nguyễn Thị Thủy & ThS.Lê Hoàng Phong Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Đối với các trường đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là các hoạt động chính có vai trò quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sự phát triển của khoa và đóng góp vào sự phát triển của Nhà trường, thời gian qua, ban chủ nhiệm Khoa và tập thể giảng viên của Khoa Quản trị đã không ngừng nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Bài viết này đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị thời gian qua và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030. Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển đáng kể về số lượng lẫn chất lượng, được thể hiện rõ nét trong từng mảng hoạt động như công bố bài báo khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là có số lượng bài báo quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tham gia tích cực trong các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế, tổ chức các hội thảo có xuất bản cũng như các hoạt động hợp tác nghiên cứu. Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng lẫn chất lượng, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động này. Bài viết đề cập đến một số đề xuất, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030 như tổ chức các seminar trao đổi chuyên môn và các seminar chuyên đề nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu; đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại; xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh; đề xuất tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo có bài tham luận được trình bày; thực hiện nhiều hơn nữa các hội thảo cấp khoa, cấp trường trên cơ sở gắn chuyên môn của khoa với các khoa và phòng ban của trường; hướng đến tổ chức hội thảo quốc tế; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bài viết cũng đề cập để thực hiện thành công những giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quản trị trong tương lai, ngoài nỗ lực của các giảng viên và lãnh đạo Khoa thì rất cần sự quan tâm, động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Nhà trường cùng sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban chức năng.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Đối với các trường đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là các hoạt động chính cóvai trò quan trọng. Nghiên cứu khoa học có khả năng bổ trợ và nâng cao chất lượng của hoạtđộng giảng dạy tại các trường đại học thông qua quá trình truyền đạt tri thức chất lượng cao từcác công trình nghiên cứu khoa học đến người học, giúp người học nâng cao cách tiếp cận và2thái độ đúng đắn đối với tri thức và thúc đẩy sự phát triển của môi trường học thuật (Neumann,1992; Hattie và Marsh, 1996; Prince và cộng sự, 2007; Robles, 2016). Vì vậy, nghiên cứu khoahọc và hợp tác nghiên cứu để có thể có những kết quả công bố khoa học đóng vai trò quantrọng trong hoạt động của các trường đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xếp hạng của các trườngđại học, qua đó tác động đến uy tín, danh tiếng và thu nhập của các trường đại học. Xếp hạngtrường đại học là công cụ hữu ích để so sánh chất lượng của các trường đại học khác nhau, quátrình đo lường và đánh giá chất lượng của các trường đại học có vai trò quan trọng đối vớichính phủ, xã hội và các ngành nghề có liên quan (Olcay và Bulu, 2016). Thứ hạng cao trongnhững bảng xếp hạng danh giá là cơ sở để các trường đại học quảng bá hình ảnh nhằm thu hútsinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu có chất lượng đến từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời giatăng các khoản tài trợ và thu nhập (Olcay và Bulu, 2016; Shin và Toutkoushian, 2011). TheoNgân hàng Thế giới (World Bank), mặc dù các bảng xếp hạng chưa phải là thước đo hoàn hảovà tồn tại một số điểm yếu, kết quả xếp hạng ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của phụ huynh,sinh viên, nhà tuyển dụng và chính phủ đối với chất lượng của một trường đại học, và đa số cácbảng xếp hạng nổi tiếng có xu hướng đo lường chất lượng của trường đại học bằng số lượng vàkhả năng ảnh hưởng của các bài báo đăng trên các tạp chí có bình duyệt. Điều này thúc đẩy cáctrường đại học dồn nguồn vốn vào các chương trình học thuật, các đơn vị có khả năng nghiêncứu và công bố các bài báo khoa học nhằm nâng cao vị trí trên bảng xếp hạng. Theo Olcay và Bulu (2016) và tạp chí For ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học Tổ chức hội thảo khoa học Tổ chức tọa đàm học thuật Hợp tác trao đổi nghiên cứu Động lực làm việc của giảng viênTài liệu liên quan:
-
175 trang 43 0 0
-
Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành
5 trang 31 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Công đoàn
123 trang 21 0 0 -
239 trang 20 0 0
-
9 trang 19 0 0
-
12 trang 16 0 0
-
10 trang 15 0 0
-
Nâng cao động lực làm việc của giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội phục vụ đổi mới giáo dục đại học
3 trang 14 0 0 -
6 trang 13 0 0