Danh mục

Thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có căn cứ đề xuất giải pháp biên soạn và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp các môn khoa học tự nhiên đáp ứng đổi mới giáo dục sau 2015 ở cấp Trung học cơ sở (THCS), chúng tôi đã nghiên cứu nội dung bộ sách giáo khoa (SGK) Vật lí, Hóa học, Sinh học ở các lớp 6, 7, 8, 9 cấp THCS và phát phiếu điều tra thu thập thông tin về mức độ sẵn sàng của hơn 250 giáo viên dạy Vật lí, Hóa học, Sinh học của 18 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0049Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 31-38This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY Trương Thị Thanh Mai1 , Lê Thanh Huy2 Khoa Sinh Môi trường, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Dạy học tích hợp là một trong những nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của giáo dục Việt Nam trong thời gian tới. Để có căn cứ đề xuất giải pháp biên soạn và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp các môn khoa học tự nhiên đáp ứng đổi mới giáo dục sau 2015 ở cấp Trung học cơ sở (THCS), chúng tôi đã nghiên cứu nội dung bộ sách giáo khoa (SGK) Vật lí, Hóa học, Sinh học ở các lớp 6, 7, 8, 9 cấp THCS và phát phiếu điều tra thu thập thông tin về mức độ sẵn sàng của hơn 250 giáo viên dạy Vật lí, Hóa học, Sinh học của 18 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ khóa: Dạy học tích hợp, khoa học tự nhiên, trung học cơ sở, đổi mới giáo dục, chủ đề tích hợp.1. Mở đầu Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan và kiến thức môn học thànhmột nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thựctiễn được đưa vào bài học [6]. Phương thức dạy học dạy học tích hợp (DHTH) có vai trò gia tăngtính hiệu quả của hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, có vai trò nâng caonăng lực cho học sinh (HS); làm cho quá trình học tập của HS trở nên phong phú hơn, vận dụngđược nhiều lĩnh vực kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể một cách hiệu quả hơn; giúp HSphân biệt giữa cái cốt lõi với cái ít quan trọng hơn từ đó HS có thể hình thành, rèn luyện và pháttriển những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống và học tập. Do đó chương trình, SGK sau năm 2015ở cấp THCS đang được định hướng tích hợp các môn học như Vật lí, Hóa học và Sinh học (gọi tắtlà Lí – Hóa – Sinh) thành môn Khoa học tự nhiên; tương tự các môn Sử, Địa, Giáo dục công dântích hợp thành môn Khoa học xã hội [1]. Ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Australia chương trình giáo dục tích hợp đã được ápdụng trong hệ thống từ nhiều thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI [4]. Chương trình giáodục của Australia tích hợp dựa trên các khái niệm và nguyên lí khoa học, trong hệ thống đó tầmquan trọng của việc phát triển và ứng dụng kĩ năng được chú trọng; quá trình dạy học tích hợp nàybao gồm việc dạy, học và kiểm tra - đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng củaHS phổ thông. Trong đó môn Sinh học không phải là môn học riêng rẽ mà được tích hợp liên mônvới môn Vật lí, Hoá học thành môn Khoa học [5]. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đề cập đến thực trạng của việc đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên Vật lí – Hóa học – Sinh học ở cấpTHCS, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp để DHTH đạt được hiệu quả cao.Ngày nhận bài: 1/2/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.Liên hệ: Lê Thanh Huy, e-mail: huyspdn@gmail.com 31 Trương Thị Thanh Mai, Lê Thanh Huy2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thưc trạng về đội ngũ giáo viên (GV) Trung học cơ sở và chương trình sách giáo khoa Vật lí – Hóa học – Sinh học Trung học cơ sở hiện nay2.1.1. Thực trạng hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp Qua khảo sát, 91% GV đã được tiếp cận với cơ sở lí thuyết liên quan đến DHTH, 9% cònlại cho rằng bản thân chưa hiểu biết nhiều về DHTH, con số này chủ yếu liên quan đến các GV trẻmới nhận nhiệm sở. Kết quả tìm hiểu về nguồn trang bị những thông tin và kiến thức DHTH choGV được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Nguồn trang bị những kiến thức cơ bản về lí thuyết dạy học tích hợp Nguồn trang bị Số phiếu Tỉ lệ % Tại cơ sở đào tạo nơi GV học Cao đẳng hoặc Đại học 09 3,57 Từ chương trình Bộ giáo dục tổ chức 24 9,52 tập huấn, bồi Sở giáo dục tổ chức 81 32,10 dưỡng GV Phòng giáo dục tổ chức 121 48,01 THCS Trường sở tại tổ chức 07 2,77 Hoàn toàn do tự tìm hiểu 10 3,97 Từ Bảng 1 có thể nhận thấy các kiến thức cơ bản về DHTH chủ yếu được trang bị từ cácchương trình bồi dưỡng và tập huấn do Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT (92,4%) tổ chức. Trong đó PhòngGD đóng vai t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: