Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 127.41 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài báo đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp như: Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về cơ chế chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển theo hướng bền vững, giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0025 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 167-176 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La là vấn đề có ý nghĩa lớn. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài báo đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp như: Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về cơ chế chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. . . Các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển theo hướng bền vững, giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Từ khóa: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bền vững, tiềm năng, giải pháp, lương thực. 1. Mở đầu Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, kinh tế còn khó khăn. 78% dân số của tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp [2]. Nhưng ngành nông nghiệp đang canh tác thiếu bền vững, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm để tự cung, tự cấp. Để giúp cho Sơn La phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã có nhiều nhà quan tâm nghiên cứu. Có tác giả nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp như Lưu Thị Ánh Thảo [7], có tác giả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh như Tòng Thị Quỳnh Hương [3]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào quan tâm, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển. Bài báo sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài báo nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên là 14.055 km2 bao gồm 11 huyện thị và thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Các dữ liệu số liệu được cung cấp chủ yếu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Niên giám thống kê của tỉnh qua các năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện và các kiến thức thực tiễn qua những lần đi nghiên cứu thực địa. Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Đỗ Thúy Mùi, e-mail: dothuymuitb@gmail.com 167 Đỗ Thúy Mùi 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Bài viết vận dụng quan điểm lịch sử, quan điểm hệ thống. Quan điểm lịch sử nhìn nhận sự phát triển của ngành nông nghiệp qua các thời kì khác nhau, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp trong từng thời kì khác nhau. Quan điểm hệ thống đánh giá sự phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh chung với khu vực và với cả nước. Các giải pháp đề xuất cũng phải phù hợp với khu vực và trong nước, không thể tách Sơn La trong các mối quan hệ thống nhất đó. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp tham vấn cộng đồng, tham khảo các ý kiến của bà con nông dân, các nhà quản lí nhà nước trong ngành nông nghiệp. Bài báo tổng hợp phân tích các báo cáo của tỉnh, các số liệu trong thống kê của tỉnh để nhìn nhận, đánh giá chính xác thực trạng phát triển. Ngoài ra, tác giả đi thực địa, quan sát thực tiễn, tìm hiểu cách thức sản xuất, tham vấn các già làng, trưởng bản, hỏi ý kiến của người dân địa phương để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp gắn với thực tiễn. 2.3. Những thuận lợi để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2 , bao gồm 11 huyện và 1 thành phố [2]. Là tỉnh cửa ngõ của miền Tây Bắc, thuận lợi để cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Sơn La còn có các cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản, rất thuận lợi cho việc hình thành các vùng nông sản hàng hóa. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050 mét, địa hình bề mặt khá bằng phẳng, đất tốt, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò sữa, trồng hoa quả xứ ôn đới. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình là 800 mét, chạy dọc theo quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực (nhất là ngô) và phát triển chăn nuôi đại gia súc [5]. Xen giữa vùng đồi núi, cao nguyên là các thung lũng, các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy diện tích không lớn, nhưng có ý nghĩa trong việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0025 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 167-176 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La là vấn đề có ý nghĩa lớn. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài báo đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp như: Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về cơ chế chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. . . Các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển theo hướng bền vững, giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Từ khóa: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bền vững, tiềm năng, giải pháp, lương thực. 1. Mở đầu Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, kinh tế còn khó khăn. 78% dân số của tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp [2]. Nhưng ngành nông nghiệp đang canh tác thiếu bền vững, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm để tự cung, tự cấp. Để giúp cho Sơn La phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã có nhiều nhà quan tâm nghiên cứu. Có tác giả nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp như Lưu Thị Ánh Thảo [7], có tác giả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh như Tòng Thị Quỳnh Hương [3]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào quan tâm, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển. Bài báo sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài báo nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên là 14.055 km2 bao gồm 11 huyện thị và thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Các dữ liệu số liệu được cung cấp chủ yếu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Niên giám thống kê của tỉnh qua các năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện và các kiến thức thực tiễn qua những lần đi nghiên cứu thực địa. Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Đỗ Thúy Mùi, e-mail: dothuymuitb@gmail.com 167 Đỗ Thúy Mùi 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Bài viết vận dụng quan điểm lịch sử, quan điểm hệ thống. Quan điểm lịch sử nhìn nhận sự phát triển của ngành nông nghiệp qua các thời kì khác nhau, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp trong từng thời kì khác nhau. Quan điểm hệ thống đánh giá sự phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh chung với khu vực và với cả nước. Các giải pháp đề xuất cũng phải phù hợp với khu vực và trong nước, không thể tách Sơn La trong các mối quan hệ thống nhất đó. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp tham vấn cộng đồng, tham khảo các ý kiến của bà con nông dân, các nhà quản lí nhà nước trong ngành nông nghiệp. Bài báo tổng hợp phân tích các báo cáo của tỉnh, các số liệu trong thống kê của tỉnh để nhìn nhận, đánh giá chính xác thực trạng phát triển. Ngoài ra, tác giả đi thực địa, quan sát thực tiễn, tìm hiểu cách thức sản xuất, tham vấn các già làng, trưởng bản, hỏi ý kiến của người dân địa phương để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp gắn với thực tiễn. 2.3. Những thuận lợi để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2 , bao gồm 11 huyện và 1 thành phố [2]. Là tỉnh cửa ngõ của miền Tây Bắc, thuận lợi để cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Sơn La còn có các cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản, rất thuận lợi cho việc hình thành các vùng nông sản hàng hóa. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050 mét, địa hình bề mặt khá bằng phẳng, đất tốt, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò sữa, trồng hoa quả xứ ôn đới. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình là 800 mét, chạy dọc theo quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực (nhất là ngô) và phát triển chăn nuôi đại gia súc [5]. Xen giữa vùng đồi núi, cao nguyên là các thung lũng, các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy diện tích không lớn, nhưng có ý nghĩa trong việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Social sciences Phát triển nông nghiệp Giải pháp phát triển nông nghiệp Chuyển đổi cơ cấu cây trồngTài liệu liên quan:
-
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 226 0 0 -
Sinh thái học nông nghiệp : Quần thể sinh vật part 3
6 trang 166 0 0 -
8 trang 136 0 0
-
26 trang 73 0 0
-
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
15 trang 54 0 0 -
Hệ thống nhận dạng bệnh cây trồng hiệu quả ứng dụng trong nông nghiệp thông minh
6 trang 49 0 0 -
Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
7 trang 46 0 0 -
51 trang 44 0 0
-
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp: Phần 2
85 trang 40 0 0 -
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 37 0 0