Danh mục

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quy mô vốn của các doanh nghiệp tại Đắk Lắk có xu hướng tăng; Đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tác động đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách; Tạo ra thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Võ Xuân Hội, Phạm Thanh Hùng, Ao Xuân Hòa, Nguyễn Đức Quyền Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đã và đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở cấp quốc gia nói chung và cả cấp địa phương nói riêng. Thu hút đầu tư là mục tiêu và cũng là giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Nghiên cứu cho thấy thu hút đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quy mô vốn của các doanh nghiệp tại Đắk Lắk có xu hướng tăng; đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh đã tác động đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách; tạo ra thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư thu hút được còn thấp so với mức bình quân chung cả nước. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đạt được những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần cải thiện trong thời gian tới. Để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cũng đã có nhiều giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại; Hoàn thiện môi trường đầu tư; Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị địa phương. Từ khóa: thu hút đầu tư ABSTRACT The private economy is increasingly playing an important role and coming a driving force for economic development at the national level in general and at the local level in particular. Attracting investment is not only a goal but also a solution to mobilize capital for socio-economic development of every province. The study showed that the attraction of private investment in Dak Lak province has achieved some positive results such as: the number of newly established enterprises and the capital scale of enterprises in Dak Lak tend to increase; Private investment in the province has affected the shift of economic structure, mobilizing more resources for the budget; create more jobs in the economy. However, the amount of investment capital attracted is still low in comparison to the national average. The government of Dak Lak province has also taken many measures to improve the investment environment and achieved positive changes, but there are still some limitations that need to be improved in the near future. In order to enhance the attraction of private investment in the coming time, Dak Lak province has also provided many solutions such as: continuing to improve transportation systems, industrial clusters and trade centers; Perfecting the investment environment; Promote local marketing activities. Keywords: investment attraction 1. Đặt vấn đề Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đã và đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở cấp quốc gia nói chung và cả cấp địa phương nói riêng. Thu hút đầu tư là mục tiêu và cũng là giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư như ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, kinh doanh, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh. Theo báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của 105 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Đắk Lắk có xu hướng được cải thiện, thuộc tốp đầu trong nhóm xếp hạng trung bình và giữ vững vị trí thứ 2 trong khu vực 05 tỉnh Tây Nguyên. Với những nỗ lực đó, tình hình thu hút đầu tư tư nhân vào tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tỉ lệ doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh nghiệp hoạt động ngày càng tăng, đã thu hút một lượng vốn đáng kể trong dân cư vào sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng thu hút đầu tư tại Đắk Lắk cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Kết quả thu hút đầu tư tư nhân vào tỉnh có cải thiện nhưng chưa có sự tăng trưởng cao để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của tỉnh, chưa tương xứng với một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản sau thu hoạch có quy mô lớn,... Môi trường đầu tư vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho DN phát triển thể hiện qua chỉ số PCI tuy có cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm xếp loại trung bình. Việc nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk từ đó có những giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Chỉ số phổ biến tổng hợp đầy đủ nhất về các nhân tố của môi trường đầu tư là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: