Danh mục

Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ" giới thiệu về sự khác nhau ở cách đánh giá kết quả học tập, từ đó nêu ra thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị theo hình thức tín chỉTHỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ ThS. Tạ Trần Trọng Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến Từ khi quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời cho đếnnay, hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đã và đang chuyển từ hình thứcđào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Ở phía Nam, trường đi tiên phongtrong vấn đề này là trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Nếu tính cho đến nay trường Đạihọc Bách khoa TP.HCM đã có khoảng 20 năm kinh nghiệm đào tạo theo hệ thống tín chỉ,tuy nhiên xét trên phạm vi cả nước chưa có trường đại học, cao đẳng nào thực sự đi đúngtheo những yêu cầu của hình thức đào tạo này. Có rất nhiều lý do khác nhau như: thiếu cơsở vật chất, đội ngũ giảng viên còn yếu và quá mỏng; cơ sở hạ tầng về thông tin còn thiếuvà yếu. Và một trong những lý do cơ bản nữa là bộ phận khá đông giảng viên, cán bộ quảnlý và sinh viên chưa hình dung đầy đủ, rõ ràng về sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo theoniên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Qua tìm hiểu về hai hệ thống đào tạo cho thấy sự khác nhau giữa hai hệ thống nàyđược thể hiện ở hầu hết những vấn đề cơ bản trong quá trình đào tạo như: mục tiêu, chươngtrình, phương pháp,… Ở bài tham luận này chỉ giới thiệu về sự khác nhau ở cách đánh giákết quả học tập, từ đó nêu ra thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên đối với các môn lý luận chính trị. Bài tham luận gồm ba vấn đề sau: - Một số điểm khác biệt về đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo theo niênchế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ. - Thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập của hệ thống đàotạo theo tín chỉ, khi học các môn lý luận chính trị. - Một một số kiến nghị nhằm đánh giá chính xác hơn kết quả học tập của sinh viênkhi học các môn lý luận chính trị ở trường Đại học Văn Hiến. 1. Một số điểm khác biệt về đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạotheo niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ Nếu triết lý (hay mục tiêu, mục đích) của hệ thống đào tạo theo niên chế là đào tạora những con người tinh thông về lý thuyết, chuyên sâu về nghiệp vụ, để hoàn thành tốtnhất những công việc của mình trong lĩnh vực được giao thì triết lý (hay mục tiêu, mụcđích) của hệ thống đào tạo theo tín chỉ là tạo ra những con người không chỉ hiểu sâu, biếtrộng nhiều lĩnh vực, không chỉ biết làm việc có hiệu quả, chất lượng để làm giàu cho xãhội, mà còn phải biết chung sống hài hòa với đồng nghiệp, đồng loại, với thiên nhiên, phảibiết làm người với tất cả những ý nghĩa đầy đủ nhất của nó. Chính từ sự khác biệt về triếtlý như vậy đã quy định sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo theo niên chế và hệ thống đàotạo theo tín chỉ trên nhiều mặt như: khác biệt về chương trình học, về phương pháp đánhgiá kết quả học tập; về phương pháp giảng dạy của giáo viên, về phương pháp học tập củasinh viên… Ở bài tham luận này chỉ nêu ra sự khác biệt về cách đánh giá kết quả học tập giữahệ thống đào tạo theo niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ, từ đó đặt ra yêu cầu đốivới các bộ môn, các giảng viên lý luận chính trị là phải làm thế nào để đánh giá đúng hơn,công bằng hơn kết quả học tập khi sinh viên học các môn lý luận chính trị trong bối cảnhhiện nay. Trước hết, sự khác biệt về cách đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo theoniên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau: - Đối với hệ thống đào tạo theo niên chế, cách đánh giá kết quả học tập của sinhviên được tính theo từng năm học. Nếu trong một năm học sinh viên đạt yêu cầu (tức đạttừ điểm 5 trở lên) của tất cả các môn học do trường quy định, sinh viên đó được chuyểnlên năm học năm tiếp theo. Nếu không đạt yêu cầu (tức là có một số môn học đạt dưới điểm5) sinh viên đó không được chuyển lên học năm tiếp theo (hay lưu ban). - Còn đối với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cách đánh giá kết quả học tập của sinhviên được tính theo tổng số tín chỉ đã tích lũy và điểm trung bình chung sau một thời giannhất định. Nếu tích lũy đủ tổng số tín chỉ và có điểm trung bình chung trong một thời giannhất định (thời gian này do từng trường quy định) đạt yêu cầu (tức là điểm các môn họctrong thời gian nhất định, đạt điểm số từ điểm 4.0 đến điểm 10, hay thang điểm chữ là D,C, B, A) sinh viên sẽ đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp. Nếu tích lũy chưa đủ tổng số tínchỉ hoặc đủ số tín chỉ nhưng điểm trung bình chung trong thời gian nhất định không đạtyêu cầu (tức điểm các môn học trong thời gian nhất định đạt điểm dưới 4.0 hay thang điểmchữ là F) sinh viên sẽ không đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp. - Đối với hệ thống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: