Danh mục

Thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh trung học cơ sở ở thành phố Thanh Hoá

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.35 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có những biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi này, việc nghiên cứu thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ với học sinh THCS nói chung và học sinh THCS ở thành phố Thanh Hoá nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh trung học cơ sở ở thành phố Thanh Hoá TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ THANH HOÁ. Nguyễn Thị Phi1 1 Bộ môn Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Phong cách giáo dục của cha mẹ có vai trò rất quan trọng tới việc giáo dục con cái trong gia đình đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên. Nó tác động mạnh mẽ đến việc con cái chấp hành theo những yêu cầu, những nội dung giáo dục của cha mẹ; ảnh hưởng tới hiệu quả giáo dục của cha mẹ đối với con, tới uy tín của chính các bậc cha mẹ. Do vậy việc nghiên cứu thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con lứa tuổi học sinh THCS là một nội dung thiết thực giúp các bậc cha mẹ có phong cách giáo dục phù hợp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục trong gia đình có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người, là cơ sở đầu tiên để con người phát triển toàn diện thành một công dân tốt. Trong gia đình, trẻ em được đón nhận nhiều tác động từ cha mẹ theo cả hai hướng tự giác và tự phát. Giáo dục của cha mẹ có mục đích, nội dung, phương pháp, biện pháp nhất định và mỗi bậc cha mẹ cũng có những phong cách giáo dục khác nhau. Sự khác nhau này có được là do sự chi phối của các yếu tố như điều kiện kinh tế, văn hoá của gia đình, định hướng giá trị, trình độ văn hoá, khả năng sư phạm của cha mẹ… Phong cách giáo dục của cha mẹ tác động mạnh mẽ đến việc con cái chấp nhận những yêu cầu, nội dung giáo dục của cha mẹ, có ảnh hưởng đến uy tín của chính bậc cha mẹ mang phong cách đó. Đồng thời, phong cách giáo dục còn có ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ có phong cách giáo dục con phù hợp góp phần đem lại hiệu quả giáo dục cao. Mặt khác, lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ chuyển tiếp, thời kỳ quá độ từ tuổi thơ lên tuổi trưởng thành, có sự chuyển biến rất lớn về chất, đó là sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, tâm lý và xã hội, đây cũng là lứa tuổi có nhiều khủng hoảng, chính những điều đó đã đặt ra nhiều vấn đề cho các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi này. Họ thường gặp khó khăn hơn so với việc giáo dục con ở các lứa tuổi khác. Vì vậy để có những biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi này, việc nghiên cứu thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ với học sinh THCS nói chung và học sinh THCS ở thành phố Thanh Hoá nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 2. THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ HỌC SINH THCS Ở THÀNH PHỐ THANH HOÁ. Phong cách giáo dục của cha mẹ là hệ thống những nguyên tắc, phương pháp, cách thức tiêu biểu có tính tương đối ổn định, độc đáo của mỗi bậc phụ huynh được thể hiện trong quá trình giáo dục con cái của họ. 84 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 Tìm hiểu thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh THCS ở thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi nghiên cứu 206 cặp phụ huynh và học sinh, kết quả thu được như sau: 2.1. Sự tự đánh giá của các bậc phụ huynh về phong cách giáo dục của mình Tìm hiểu phong cách giáo dục con của các bậc cha mẹ qua sự tự đánh giá, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1. Qua bảng số liệu 1 ta thấy: Theo nhận định của chính các bậc phụ huynh thì phong cách chiếm ưu thế nhất trong việc giáo dục con là phong cách dân chủ. Như vậy, cả cha và mẹ học sinh đều thừa nhận rằng phong cách giáo dục con của họ hiện nay là phong cách dân chủ. Đối chiếu sự đánh giá giữa cha và mẹ về phong cách độc đoán và phong cách tự do trong giáo dục con, chúng tôi thấy có sự khác biệt: Phong cách chiếm tỷ lệ thấp theo đánh giá của người cha là phong cách tự do và của mẹ là phong cách độc đoán. Chính sự khác nhau trong việc sử dụng các phong cách giáo dục của cha và mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục con của họ. Độ tuổi khác nhau của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến từng phong cách giáo dục con. Đối với các bậc cha mẹ trong khoảng từ 41 đến 45 tuổi, phong cách giáo dục chiếm ưu thế là phong cách độc đoán; từ 46 - 50 tuổi, phong cách dân chủ, phong cách tự do chiếm tỉ lệ cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này là do có sự khác biệt về đặc điểm tâm lý của những bậc cha mẹ ở các độ tuổi khác nhau. Những người có độ tuổi 41 - 45, thường có nhiều tham vọng và mơ ước. Họ đã dồn những mong ước đó lên chính con cái của mình, đặt vào con rất nhiều kỳ vọng và thường cứng nhắc yêu cầu con thực hiện bằng được các kỳ vọng đó. Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục, cha mẹ thường ép buộc, thậm chí áp đặt đối với con mình. Xét theo nghề nghiệp và trình độ, số người có phong cách dân chủ chiếm tỷ lệ cao là thường cán bộ viên ch ...

Tài liệu được xem nhiều: