Danh mục

Thực trạng về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với vị trí công việc chuyên viên marketing

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng dữ liệu từ 20 mẫu tuyển dụng vị trí Chuyên viên Marketing của các ngân hàng lớn ở Việt Nam được sử dụng để tổng hợp, phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhóm công việc chuyên viên marketing được yêu cầu thực hiện, các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng và trình độ anh văn và tin học của các nhà tuyển dụng ngân hàng đối với vị trí chuyên viên Marketing. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với vị trí công việc chuyên viên marketing 16. THỰC TRẠNG VỀ YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI VỊ TRÍ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN MARKETING ThS Nguyễn Thị Thúy – Khoa Marketing – UFM Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu to lớn về công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo, … tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh mới. Để làm được điều này, một trong những bộ phận trong ngân hàng cần có thích nghi phù hợp đó là bộ phận Marketing. Bài viết sử dụng dữ liệu từ 20 mẫu tuyển dụng vị trí Chuyên viên Marketing của các ngân hàng lớn ở Việt Nam được sử dụng để tổng hợp, phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhóm công việc chuyên viên marketing được yêu cầu thực hiện, các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng và trình độ anh văn và tin học của các nhà tuyển dụng ngân hàng đối với vị trí chuyên viên Marketing. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân sự marketing đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng. Từ khóa: Bank marketing, chuyên viên marketing, yêu cầu tuyển dụng, ngân hàng 1. 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất các công nghệ số thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất với các công nghệ… Với lợi thế công nghệ, CMCN 4.0 tác động sâu sắc đến nền kinh tế, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Nghiêm Xuân Thành (2020) chỉ ra những thành tựu công nghệ nổi bật của CMCN 4.0 đem lại cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng như: Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cấp chất lượng, tính năng, tiện ích… của sản phẩm dịch vụ, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, tiết giảm nhân lực thủ công, giảm chi phí phân phối sản phẩm và nâng cao lợi nhuận; Gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế của các ngân hàng; Mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận và phục vụ số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những cơ hội mà cuộc cách mạng này đem lại, các ngân hàng cũng gặp không ít thách thức, trong đó có trở ngại liên quan đến năng lực và chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều này không chỉ cần thiết với nguồn nhân lực tài chính trong các ngân hàng mà còn là yêu cầu đối với nguồn nhân lực phi tài chính, đặc biệt là nhân lực marketing. Marketing 4.0 đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi từ cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích 152 nhu cầu, truyền thông, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng,… Hiểu được những thay đổi trong yêu cầu đối với nguồn nhân lực Marketing của các ngân hàng trong bối cảnh mới là căn cứ quan trọng định hướng cho việc xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức giáo dục ở các cơ sở đào tạo, đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa các bên trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực marketing trong tình hình mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 2. 2. Cơ sở lý thuyết- một số khái niệm liên quan 2.1 Ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.” Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng do (2010), “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Trong đó, Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (Luật các tổ chức tín dụng, 2010) Theo Julia Kagan (2020) Ngân hàng thương mại dùng để chỉ một tổ chức tài chính nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ tài khoản, cho vay và cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm cho các cá nhân và doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại tạo ra lợi nhuận bằng cách cung cấp và thu lãi từ các khoản cho vay như thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh và cho vay cá nhân. Tiền gửi của khách hàng cung cấp vốn cho ngân hàng để thực hiện các khoản cho vay này. 2.2 Marketing ngân hàng Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận (Khuất Vũ Linh Nga, 2013). 153 Marketing ngân hàng cũng có thể hiểu là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lí của một ngân hàng, từ việc phát hiện ra nhu cầu của các nhóm khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống các chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến. 2.3 Tuyển dụng nhân sự Theo https://amis.misa.vn/ (2020) tuyển dụng nhân sự hay tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu phân tích chi tiết hơn, khái niệm tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nội dung đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: