Danh mục

Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 466.07 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở số liệu phỏng vấn 90 hộ dân sử dụng đất trồng lúa, kết quả phân tích các mẫu nước, mẫu đất cũng như các bản đồ có liên qua được xây dựng bằng phần mầm ArcGIS 10.3. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC THỰC TRẠNG XÂM NHẬP MẶN ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hải, Dƣơng Quốc Nõn, ê Hữu Ngọc Thanh Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenthihai79@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở số liệu phỏng vấn 90 hộ dân sử dụng đất trồng lúa, kết quả phân tích các mẫu nƣớc, mẫu đất cũng nhƣ các bản đồ có liên qua đƣợc xây dựng bằng phần mầm ArcGIS 10.3, nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả. Cụ thể, (i) Thời gian xảy ra xâm nhập mặn tại huyện Quảng Điền chủ yếu diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm; (ii) Các biểu hiệu của xâm nhập mặn trên ruộng lúa gồm: lúa mới gieo và giai đoạn còn non sẽ bị chết, chóp lá bị cháy, lúa bị héo, cây lúa sinh trƣởng kém, nở bụi ít, rễ bị thối, giảm năng suất và đất bị chai cứng; (iii) Ở vụ Hè Thu, độ mặn của nƣớc cấp cho sản xuất và độ mặn của đất đều cao hơn so với vụ Đông Xuân; (iv) Diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn trong vụ Hè Thu ở xã Quảng An và xã Quảng Công đều nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Từ khóa: Đất trồng lúa, Quảng An, Quảng Công, Quảng Đ ền, xâm nhập mặn. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lƣờng, theo đó hiện tƣợng xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển ngày càng trở nên nghiêm trọng (Hoàng Ngọc Vệ, Trần Hồng Thái, 2017). Xâm nhập mặn đã trở thành một trong những thách thức lớn cho các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nguyễn Tùng Phong, Tô Việt Thắng, 2013). Hậu quả của xâm nhập mặn làm cho đất đai bị nhiễm mặn, thoái hóa và hiệu quả sử dụng đất giảm (Nguyễn Thị Hải và cộng sự, 2015). Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đƣợc đánh giá là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích 22.600 ha trải dài trên địa phận 31 xã thuộc 5 huyện gồm Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế (Phạm Văn Thiện, 2014). Do có vị trí địa lý phức tạp giữa một bên là biển, một bên là đầm phá nên khu vực này thƣờng xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các biểu hiện thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, bão, sạt lở, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn. Quảng Điền là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất trồng lúa là 4485,87 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quảng Điền, 2019). Do có địa hình thấp và nằm ven phá Tam Giang nên huyện thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của xâm nhập mặn. Trong những năm qua, tình trạng xâm nhập mặn đang có xu hƣớng mở rộng và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện trong đó đặc biệt là ảnh hƣởng đến việc sản xuất lúa của ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu nào về thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa trên địa bàn huyện Quảng Điền hầu nhƣ không có. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho chính quyền địa phƣơng trong việc nắm bắt các thông tin về xâm nhập mặn để phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thích ứng với 300 | TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU điều kiện xâm nhập mặn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên cho thấy, việc nghiên cứu về thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Để đánh giá đƣợc thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tìm hiểu các nội dung gồm: thời gian diễn ra xâm nhập mặn, độ mặn của nguồn nƣớc mặt cấp cho sản xuất lúa, biểu hiện của xâm nhập mặn, diện tích và mức độ nhiễm mặn đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Địa hình của huyện Quảng Điền đƣợc chia thành 2 phần nằm ở phía Đông và phía Tây của phá Tam Giang. Trong đó, phần phía Đông phá Tam Giang gồm 2 xã và phần phía Tây phá Tam Giang gồm 8 xã và 1 thị trấn. Do đó nghiên cứu đã chọn ở mỗi vùng của huyện Quảng Điền một xã làm điểm nghiên cứu. Các xã đƣợc lựa chọn gồm xã Quảng Công thuộc vùng phía Đông phá Tam Giang và xã Quảng An thuộc vùng phía Tây phá Tam Giang của huyện Quảng Điền. Đây là hai xã đều nằm sát phá Tam Giang và theo khảo sát thực tế thì sản xuất lúa đƣợc coi là một trong những nguồn sinh kế chính của các hộ nông dân tại đây. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng hệ thống kênh mƣơng thủy lợi và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của các xã nghiên cứu đƣợc thu thập tại các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Quảng Điền nhƣ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên Môi trƣờng và Uỷ ban nhân dân các xã tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp Để đánh giá đƣợc thực trạng về tình hình xâm nhập, nghiên cứu đã sử dụng công thức tính mẫu Solvin(1984) với sai số cho phép e = 0.1 để tính số mẫu cần phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu. Do số hộ trồng lúa bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn tại hai xã Quảng Công và Quảng An là 758 hộ nên tổng số mẫu tính đƣợc là 88,35 hộ, từ đó nghiên cứu đã làm tròn thành 90 hộ và thực hiện điều tra tại mỗi xã là 45 hộ. Việc phỏng vấn các hộ dân đƣợc thực hiện bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã đƣợc xây dựng sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề nhƣ sự hiểu biết của ngƣời dân về thời điểm xâm nhập mặn cũng nhƣ các dấu hiệu của xâm nhập mặn trên ruộng lúa của họ. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các phiếu phỏng vấn sau khi thu thập về đƣợc tổng hợp theo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: