Danh mục

Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam" nhằm đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để Việt Nam có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp từ 2024, với hai mục tiêu chính về việc: tuyên bố áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn để đảm bảo quyền thu thuế bổ sung của Việt Nam; giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU - ĐỘNG THÁI CÁC QUỐC GIA VÀ CÂN NHẮC CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 1. “Chuyển lợi nhuận” hay “Cạnh tranh thuế”? Thuế suất tối thiểu toàn cầu không phải là một sáng kiến mới. Hoa Kỳ là mộtví dụ đã áp dụng chính sách thu thuế tối thiểu đối với thu nhập nước ngoài của cáccông ty đa quốc gia Hoa Kỳ từ năm 2017 - Thuế trên thu nhập vô hình toàn cầu bịđánh thuế thấp (Global intangible low-taxed income - GILTI) - một cơ chế tương tựQuy tắc gộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IIR) của Tổ chức Hợp tác và Pháttriển Kinh tế (OECD). Hoa Kỳ là quốc gia số một về kinh tế và chính trị thế giới,nên câu chuyện quốc gia này đi đầu về chính sách kinh tế có lẽ không cần phảibàn luận thêm. Vậy tại sao thuế suất tối thiểu toàn cầu lại xuất hiện tại thời điểm này? Từ những năm 1950 trở về trước, thương mại quốc tế rất hạn chế và tất cả cácbước trong quy trình sản xuất của hầu hết hàng hóa đều diễn ra trong một quốc gia.Điều này đã dần thay đổi nhờ tự do hóa giao thương và mở cửa thị trường giữa cácquốc gia và vùng lãnh thổ; chi phí vận chuyển được giảm; công nghệ thông tin pháttriển và các hàng rào pháp lý dần được gỡ bỏ (hàng rào về thuế quan và tài khoảnvốn). Các doanh nghiệp nhận thấy có thể giảm đáng kể cấu trúc chi phí bằng việcchia nhỏ quy trình sản xuất thành nhiều cấu phần riêng biệt và đặt cơ sở cho mỗi cấuphần ở các vị trí địa lý phù hợp (ví dụ đặt cấu phần cần nhiều lao động phổ thông tạiquốc gia có chi phí lương cạnh tranh...)21. Một hệ quả nữa là sự bành trướng củacác Công ty Đa quốc gia (MNE), họ gần như sở hữu hầu hết các chuỗi giá trị, chuỗicung ứng; nắm giữ 1/3 GDP toàn cầu và kiểm soát 50% thương mại quốc tế22. Sự thay đổi của tổ chức công nghiệp và bành trướng của các MNE đã dẫn đếnmột cuộc cạnh tranh thuế toàn cầu (các quốc gia cạnh tranh trong việc đánh thuếđể thu hút các công ty, tập đoàn đến với họ). Trong cuộc cạnh tranh này, các nướcchia làm 2 nhóm để tranh giành 2 “miếng bánh” của MNE: “Miếng bánh” lợi nhuậnvà “miếng bánh” đầu tư. Các quốc gia (chủ yếu là các nước nhận vốn) trong suốt 30năm qua lựa chọn ưu đãi giảm thuế suất Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) nhưmột công cụ cạnh tranh thuế tiêu biểu và hiệu quả để giành phần nhiều hơn của“miếng bánh” đầu tư. Khi cạnh tranh thuế ngày càng gia tăng mạnh mẽ ở các nướcnhập khẩu vốn và sự bành trướng tinh vi của các công ty MNE trong việc lợi dụngcác công cụ ưu đãi miễn giảm thuế suất, các nước xuất khẩu vốn bắt đầu nhận ra21 https://www.internationaltaxreview.com/article/2a6abhsoozg3247gl1jwg/a-tale-of-two-pillars.22 https://www.oecd.org/industry/ind/MNEs-in-the-global-economy-policy-note.pdf. 77mình đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến này: Họ mất dần vốn đầu tư nướcngoài vào trong nước, cơ sở tính thuế cũng bị giảm và thậm chí họ cũng phải giảmthuế suất TNDN để hạn chế hệ quả xói mòn thu nhập, dẫn đến thâm hụt ngân sáchtrầm trọng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009, Chính phủ của cácnước lớn càng có cơ sở khẳng định rằng lợi nhuận và cơ sở thuế của họ đã bị dịchchuyển sang các nước đánh thuế thấp hoặc thậm chí không đánh thuế. Khoảng69% lợi nhuận của Hoa Kỳ đang nằm tại 8 quốc gia là thiên đường thuế và các quốcgia đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế23. Và câu chuyện trở nên rõ ràng và đơngiản hơn: Cải cách thuế toàn cầu với thông điệp “tạo ra một sân chơi bình đẳng vềthuế”, “ngăn chặn cuộc đua xuống đáy”, “chống lại dịch chuyển lợi nhuận và xóimòn cơ sở thuế của các tập đoàn đa quốc gia do kỹ thuật số hóa nền kinh tế” là mộtcông cụ chính trị thành công để các nước lớn giành lại nguồn thu và giá trị đầutư của mình. OECD dự tính với việc áp dụng Trụ cột 2, tổng nguồn thu thuế toàn cầu từ cáccông ty đa quốc gia sẽ tăng lên khoảng 220 tỷ USD24. Ở một dự toán khác, các nướcphát triển được dự tính sẽ nhận được nguồn thu tăng thêm đột biến là 19% doanh thuthuế tăng thêm, trong khi các nước đang phát triển chỉ thu thêm 2%. Riêng nhóm G7dự kiến sẽ chiếm 58% doanh thu tăng thêm từ thuế tối thiểu với Hoa Kỳ chiếm28%25. Với động cơ sâu sa và lợi ích tiềm năng lớn như vậy, các nước phát triển,nhất là các thành viên của G20/OECD như Hoa Kỳ, Anh, EU, Hàn Quốc, NhậtBản… đã và đang rất tích cực và chủ động trong quá trình nội luật hóa các quy tắccủa Trụ cột 2 để có thể thu thuế bổ sung sớm. Thực tế, hầu hết các nước phát triểnđều đã công bố kế hoạch áp dụng hoặc hoàn thành quy trình nội luật để thu thuếbổ sung từ các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu từ năm tài chính 2024. Bên cạnh đó,một số quốc gia phát triển vừa là nước xuất khẩu và vừa là nước nhập khẩu sẽ ápdụng thuế nội địa bổ s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: