Danh mục

Thượng đế và các nhà chiêm tinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoa chiêm tinh đã gói ghém các nhu cầu khác nhau của nhân loại, mà những thế kỷ sau sẽ phân chia thành khoa học và tôn giáo. Phải chăng khoa chiêm tinh thời cổ Rôma chỉ là một thứ tin tưởng mê tín vào định mệnh, một sự chiến thắng của cái phi lý, như các sử gia thường nói? - Không thể phủ nhận rằng niềm kính sợ trước các vì sao - những vị "thần hữu hình" đã khơi dậy sự kính sợ của mọi người đối với các nhà chiêm tinh. Arellius Fuscus, một nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thượng đế và các nhà chiêm tinh Thượng đế và các nhà chiêm tinh Khoa chiêm tinh đã gói ghém các nhu cầu khác nhau của nhân loại,mà những thế kỷ sau sẽ phân chia thành khoa học và tôn giáo. Phải chăngkhoa chiêm tinh thời cổ Rôma chỉ là một thứ tin tưởng mê tín vào địnhmệnh, một sự chiến thắng của cái phi lý, như các sử gia thường nói? - Khôngthể phủ nhận rằng niềm kính sợ trước các vì sao - những vị thần hữu hình -đã khơi dậy sự kính sợ của mọi người đối với các nhà chiêm tinh. ArelliusFuscus, một nhà hùng biện nổi tiếng thời Augustô, đã nhận định: Ngườiđược chính các thần mạc khải cho tương lai, người có quyền trên cả vua lẫndân, người ấy không thể là phàm nhân tục tử giống như chúng ta. Người ấythuộc hàng siêu nhân. Được các thần tin cậy, người ấy cũng chính là thầnlinh... chúng ta hãy nâng tâm hồn mình lên cao bằng thứ khoa học tỏ lộ chochúng ta tương lai và trước khi giờ chết đến, chúng ta hãy nếm cảm nhữngthú vui của Đấng Thánh. Nhưng tôn giáo thiên thể không được tách rời khỏi khoa học thiên thể.Các nhà khoa học tiên phong đã coi ảnh hưởng của các vì sao đối với đờisống con người là điều hiển nhiên. Họ chỉ bất đồng ý kiến với nhau về việccác ngôi sao này tạo ảnh hưởng bằng cách nào mà thôi. Bộ bách khoa khoahọc lớn thời ấy, Lịch Sử Tự Nhiên của Pliny, đã phổ biến những kiến thứcsơ đẳng về khoa chiêm tinh bằng cách cho thấy ảnh hưởng của các ngôi saoở khắp nơi. Lời than phiền duy nhất của Seneca là các nhà chiêm tinh khônghiểu biết bao quát đủ. Nhà khoa học ảnh hưởng nhất của đế quốc Rôma thời cổ chính làngười đã giữ được uy tín lâu bền nhất về khoa chiêm tinh. Ptolêmê ởAlexandria đã viết một tiểu luận vững chắc để tạo nội dung và sự kính trọngcho khoa học này trong suốt một ngàn năm tiếp theo. Nhưng danh tiếng củaông đã bị sứt mẻ vì hai lý thuyết sai lầm trọng yếu của ông. Cả hai lý thuyếtrất nổi tiếng vào thời đó và cả hai được khai triển và tồn tại trong các tácphẩm của ông. Thuyết trái đất là trung tâm, hay còn gọi là thuyết Ptolemaic,là lý thuyết vũ trụ của ông ngày nay bị coi là một sai lầm trong thiên vănhọc. Cũng thế, thuyết trái đất phần lớn là đất, cho rằng bề mặt của trái đấtgồm phần lớn là đất, ngày nay là một sai lầm trong khoa địa lý. Hai quanniệm sai lầm này đã làm lu mờ những thành tựu khổng lồ của Ptolêmê. Thếnhưng kể từ Ptolêmê đến nay, chưa có ai đã từng cung cấp một kiến thứckhoa học toàn diện của một thời đại bằng ông. Tuy nhiên, cuộc đời của nhà bách khoa thiên tài này vẫn còn là một bíẩn. Có lẽ xuất thân từ dòng những người Hy Lạp di dân, Ptolêmê 90 - 168 đãsống ở Ai Cập dưới thời các hoàng đế Hadrian và Marcus Aurelius. Thànhphố Alexandrian của ông luôn luôn là một trung tâm trí thức lớn cả sau khithư viện nổi tiếng của thành phố Cesar thiêu hủy năm 48 trước C.N. Ptolêmê đã thống trị quan niệm dân gian và văn học về vũ trụ suốtthời Trung Cổ. Thế giới như được Dante mô tả trong tác phẩm Hài KịchThần Linh lấy thẳng từ tác phẩm Almagest của Ptolêmê. Xét về nhiềuphương diện, Ptolêmê đã nói như một nhà tiên tri. Bởi vì ông đã mở rộngviệc sử dụng toán học để phục vụ khoa học. Trong k hi ông tận dụng nhữngquan sát tốt nhất đã có trước ông, ông nhấn mạnh nhu cầu phải có nhữngquan sát liên tục và ngày càng chính xác hơn. Thực vậy, Ptolêmê là mộtngười đi đầu trong tinh thần khoa học, một người tiên phong đi đầu trongtinh thần khoa học, một người tiên phong âm thầm trong phương pháp thựcnghiệm. Ví dụ, trong lượng giác học, bảng các dây cung của ông chính xácđến 5 vị trí thập phân. Trong hình học cầu, ông đã đưa ra một giải đáp tuyệtvời cho các vấn đề về đồng hồ mặt trời, có giá trị đặc biệt vào thời đó trướckhi có đồng hồ cơ khí. Không có ngành khoa học vật lý nào mà ông khôngkhảo sát và tổ chức thành những hình thức mới dễ sử dụng. Địa lý, thiênvăn, quang học, hòa âm - ông đã khai triển mỗi môn trong một hệ thốngriêng. Tác phẩm hay nhất của ông là tiểu luận về thiên văn học, cuốnAlmagest. Cuốn Địa lý của ông, trong đó ông nhắm vẽ bản đồ của toàn thếgiới thời bấy giờ, là một tác phẩm đi tiên phong trong việc liệt kê các địađiểm một cách hệ thống bằng kinh tuyến và vĩ tuyến. Cũng trong tác phẩmnày, ông đã cống hiến phương pháp cải tiến của chính mình để phóng nhữngmặt hình cầu xuống các bản đồ mặt phẳng. Với những dữ liệu vô cùng ít ỏivào thời đó, những bản đồ của ông về thế giới đ ược biết đến vào thời đó,đế quốc Rôma, quả là một thành tựu vượt bực. Ông cho thấy những tài năngkhoa học trọng yếu - hình thành các lý thuyết cho phù hợp với những dữ liệucó sẵn và trắc nghiệm các lý thuyết cũ bằng những dữ liệu mới. Người Ả Rập nhìn nhận sự vĩ đại công trình của Ptolêmê và đã đưaông sang phương Tây. Cuốn sách về thiên văn của ông sẽ mang một tên ẢRập Almagest, nghĩa là bộ sưu tập vĩ đại nhất và cuốn Địa lý của ông đượcdịch sang tiếng Ả Rập ngay từ đầu thế kỷ 9. Bốn cuốn sách của ô ...

Tài liệu được xem nhiều: