Thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021 và dự báo đến năm 2030
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 569.00 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021 và dự báo đến năm 2030" phân tích tình hình trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021; đánh giá tăng trưởng thương mại đến phát huy lợi thế so sánh hai nước, ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA); xác định khó khăn và hạn chế của tăng trưởng thương mại song phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021 và dự báo đến năm 2030 THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – CHILE GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nguyenlang2020@gmail.com, 0846902144 ThS. Lê Tùng Sơn Bộ Ngoại giao, 0934603239, letungson@outlook.com; Tóm tắt: Bài viết phân tích tình hình trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021; đánh giá tăng trưởng thương mại đến phát huy lợi thế so sánh hai nước, ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA); xác định khó khăn và hạn chế của tăng trưởng thương mại song phương. Trên cơ sở đó, bài viết dự báo tăng trưởng thương mại song phương đến năm 2030 và đề xuất giải pháp tăng cường thương mại song phương hai nước cụ thể là: tận dụng các hệ thống ưu đãi thuế quan; tăng cường nghiên cứu các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, về phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu; thiết lập kênh phân phối phù hợp để tiếp cận thị trường Chile; tận dụng lợi thế của các khu thương mại tự do; nghiên cứu khả năng sử dụng nhân dân tệ trong giao thương với đối tác Chile. Từ khóa: thương mại, song phương, Việt Nam, Chile 1. Giới thiệu Thương mại song phương Việt Nam – Chile khởi nguồn từ lâu và bắt đầu được Chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy kể từ khi hai bên ký kết Hiệp định hợp tác về kinh tế - thương mại vào ngày 15/11/1993, sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9/19906. Kể từ đó, thương mại song phương với kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 2,5 triệu USD vào năm 1993, tăng lên 17 triệu USD năm 2003 và tăng trưởng đều đặn từ năm 2003. Trong giai đoạn 2011 - 2021 kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh, từ mức 487 triệu USD năm 2011 lên mức kỉ lục 1,98 tỉ USD năm 2021, tương đương tỉ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm 16,85%. Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Chile trong khu vực ASEAN và Chile là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh - Caribe sau Brazil, Mexico và Argentina. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện gồm điện thoại các loại 6 Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/03/1971 và mở Đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước vào năm 1972. Tuy nhiên, quan hệ bị gián đoạn sau cuộc đảo chính quân sự do Tướng Pinochet chỉ đạo, lật đổ chế độ Tổng thống hợp hiến Salvador Allende vào tháng 9/1973. 92 và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt, may; giầy dép các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận kim ngạch trên 100 triệu USD, như điện thoại các loại và linh kiện (765,18 triệu USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (306,33 triệu USD), giầy dép các loại (127,35 triệu USD), hàng dệt may (127,17 triệu USD). Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Chile gồm có đồng để làm dây và cáp điện, gỗ thông radiata để sản xuất đồ gỗ, bột giấy và quặng khoáng sản. Quan hệ thương mại song phương hiện còn nhiều dư địa để khai thác. Việt Nam xuất khẩu sang Chile 1,66 tỉ USD, chiếm 1,35% tổng kim nghạch nhập khẩu của Chile với thế giới. Chile xuất khẩu sang Việt Nam 321,68 triệu USD, chiếm gần 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Nhiều khó khăn và hạn chế trong trao đổi thương mại song phương khiến doanh nghiệp hai nước chưa khai phá được hết tiềm năng thương mại mỗi bên. Trong bối cảnh Việt Nam triển khai Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, phát triển thương mại bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hòa với khu vực Châu Mỹ trở thành nhu cầu bức thiết. Chile trở thành đối tác nhiều tiềm năng với một nền kinh tế năng động, kết hợp cùng mạng lưới 30 hiệp định thương mại với 65 quốc gia, cho phép hàng hóa và dịch vụ Chile dễ dàng tiếp cận thị trường rộng lớn của hơn 5 tỉ dân số toàn cầu và thâm nhập các nền kinh tế chiếm 88% GDP toàn cầu (xem thêm Phụ lục 1). Khai thác hiệu quả thị trường Chile đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới cách nhìn nhận, xây dựng chiến lược và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Vấn đề này chưa được nghiên cứu và bài viết mong muốn đóng góp góc nhìn để khai phá tiềm năng thương mại mỗi nước từ nay đến năm 2030. Bài viết cơ cấu gồm bốn phần: (i) Đánh giá thành công trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Chile trong giai đoạn 2011- 2021; (ii) Xác định khó khăn và hạn chế tác động đến trao đổi thương mại song phương; (iii) Xác định cơ hội tăng cường dòng trao đổi thương mại và dự báo đến năm 2030; (iv) Đề xuất các biện pháp để doanh nghiệp thúc đẩy dòng thương mại song phương thời gian tới. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Tổng quan nghiên cứu Về quan hệ thương mại song phương của Chile, một số công trình tiêu biểu như bài nghiên cứu “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do” (Bộ Ngoại giao Chile, 1/2022), nghiên cứu “Các quốc gia thuộc Liên minh Thái Bình Dương 2000 -2021: những tác động của COVID-19 lên tăng trưởng tái khởi động nền kinh tế” (Giovanni Efraín Reyes Ortiz, César Alberto Mendoza Sáenz, Edward Leandro Robayo Piñeros, 2021), nghiên cứu “Bối cảnh mới của chính sách thương mại Chile” (Ana Novik, Paulina Nazal, 2020), nghiên cứu “Chính sách thương mại của Chile sau đại dịch” (Raúl E. Sáez, 93 2020), nghiên cứu “Các Hiệp định tự do thương mại, tăng trưởng và hàng hóa tiềm năng tại Chile, Mexico và Peru” (Germán Alarco Tosoni, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021 và dự báo đến năm 2030 THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – CHILE GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nguyenlang2020@gmail.com, 0846902144 ThS. Lê Tùng Sơn Bộ Ngoại giao, 0934603239, letungson@outlook.com; Tóm tắt: Bài viết phân tích tình hình trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Chile giai đoạn 2011 – 2021; đánh giá tăng trưởng thương mại đến phát huy lợi thế so sánh hai nước, ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA); xác định khó khăn và hạn chế của tăng trưởng thương mại song phương. Trên cơ sở đó, bài viết dự báo tăng trưởng thương mại song phương đến năm 2030 và đề xuất giải pháp tăng cường thương mại song phương hai nước cụ thể là: tận dụng các hệ thống ưu đãi thuế quan; tăng cường nghiên cứu các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, về phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu; thiết lập kênh phân phối phù hợp để tiếp cận thị trường Chile; tận dụng lợi thế của các khu thương mại tự do; nghiên cứu khả năng sử dụng nhân dân tệ trong giao thương với đối tác Chile. Từ khóa: thương mại, song phương, Việt Nam, Chile 1. Giới thiệu Thương mại song phương Việt Nam – Chile khởi nguồn từ lâu và bắt đầu được Chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy kể từ khi hai bên ký kết Hiệp định hợp tác về kinh tế - thương mại vào ngày 15/11/1993, sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao từ tháng 9/19906. Kể từ đó, thương mại song phương với kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 2,5 triệu USD vào năm 1993, tăng lên 17 triệu USD năm 2003 và tăng trưởng đều đặn từ năm 2003. Trong giai đoạn 2011 - 2021 kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh, từ mức 487 triệu USD năm 2011 lên mức kỉ lục 1,98 tỉ USD năm 2021, tương đương tỉ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm 16,85%. Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Chile trong khu vực ASEAN và Chile là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh - Caribe sau Brazil, Mexico và Argentina. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện gồm điện thoại các loại 6 Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/03/1971 và mở Đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước vào năm 1972. Tuy nhiên, quan hệ bị gián đoạn sau cuộc đảo chính quân sự do Tướng Pinochet chỉ đạo, lật đổ chế độ Tổng thống hợp hiến Salvador Allende vào tháng 9/1973. 92 và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt, may; giầy dép các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận kim ngạch trên 100 triệu USD, như điện thoại các loại và linh kiện (765,18 triệu USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (306,33 triệu USD), giầy dép các loại (127,35 triệu USD), hàng dệt may (127,17 triệu USD). Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Chile gồm có đồng để làm dây và cáp điện, gỗ thông radiata để sản xuất đồ gỗ, bột giấy và quặng khoáng sản. Quan hệ thương mại song phương hiện còn nhiều dư địa để khai thác. Việt Nam xuất khẩu sang Chile 1,66 tỉ USD, chiếm 1,35% tổng kim nghạch nhập khẩu của Chile với thế giới. Chile xuất khẩu sang Việt Nam 321,68 triệu USD, chiếm gần 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Nhiều khó khăn và hạn chế trong trao đổi thương mại song phương khiến doanh nghiệp hai nước chưa khai phá được hết tiềm năng thương mại mỗi bên. Trong bối cảnh Việt Nam triển khai Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, phát triển thương mại bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hòa với khu vực Châu Mỹ trở thành nhu cầu bức thiết. Chile trở thành đối tác nhiều tiềm năng với một nền kinh tế năng động, kết hợp cùng mạng lưới 30 hiệp định thương mại với 65 quốc gia, cho phép hàng hóa và dịch vụ Chile dễ dàng tiếp cận thị trường rộng lớn của hơn 5 tỉ dân số toàn cầu và thâm nhập các nền kinh tế chiếm 88% GDP toàn cầu (xem thêm Phụ lục 1). Khai thác hiệu quả thị trường Chile đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới cách nhìn nhận, xây dựng chiến lược và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Vấn đề này chưa được nghiên cứu và bài viết mong muốn đóng góp góc nhìn để khai phá tiềm năng thương mại mỗi nước từ nay đến năm 2030. Bài viết cơ cấu gồm bốn phần: (i) Đánh giá thành công trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Chile trong giai đoạn 2011- 2021; (ii) Xác định khó khăn và hạn chế tác động đến trao đổi thương mại song phương; (iii) Xác định cơ hội tăng cường dòng trao đổi thương mại và dự báo đến năm 2030; (iv) Đề xuất các biện pháp để doanh nghiệp thúc đẩy dòng thương mại song phương thời gian tới. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Tổng quan nghiên cứu Về quan hệ thương mại song phương của Chile, một số công trình tiêu biểu như bài nghiên cứu “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do” (Bộ Ngoại giao Chile, 1/2022), nghiên cứu “Các quốc gia thuộc Liên minh Thái Bình Dương 2000 -2021: những tác động của COVID-19 lên tăng trưởng tái khởi động nền kinh tế” (Giovanni Efraín Reyes Ortiz, César Alberto Mendoza Sáenz, Edward Leandro Robayo Piñeros, 2021), nghiên cứu “Bối cảnh mới của chính sách thương mại Chile” (Ana Novik, Paulina Nazal, 2020), nghiên cứu “Chính sách thương mại của Chile sau đại dịch” (Raúl E. Sáez, 93 2020), nghiên cứu “Các Hiệp định tự do thương mại, tăng trưởng và hàng hóa tiềm năng tại Chile, Mexico và Peru” (Germán Alarco Tosoni, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo khoa học Kinh doanh nông sản Việt Thương mại song phương Việt Nam – Chile Hiệp định thương mại tự do Xuất nhập khẩu hàng hóa Hệ thống ưu đãi thuế quanGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 306 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 254 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 249 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 207 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
17 trang 202 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 192 0 0