Danh mục

Thuyết tiến hoá cổ điển

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.02 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Thuyết tiến hoá của Lamac a) Nội dung cơ bản: - Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ. - Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết tiến hoá cổ điển Thuyết tiến hoá cổ điển1. Thuyết tiến hoá của Lamaca) Nội dung cơ bản:- Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổimà là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nângcao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giảnđơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu củaquá trình tiến hoá hữu cơ.- Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất vàthường xuyên thay đổi là nguyên nhân chínhlàm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.Những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua thờigian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắctrên cơ thể sinh vật.- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tácđộng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tậpquán hoạt động của động vật đều được ditruyền và tích luỹ qua các thế hệ.b) Hạn chế:- Trình độ khoa học đương thời chưa chophép Lamac phân biệt biến dị di truyền vớibiến dị không di truyền.- Lamac chưa thành công trong việc giảithích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinhvật. Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậmchạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịpthời và trong lịch sử không có loài nào bịđa`o thải. Điều này không đúng với các tàiliệu cổ sinh vật học.- Lamac quan niệm sinh vật vốn có khả năngphản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiệnmôi trường và mọi cá thể trong loài đều nhấtloạt phản ứng theo cách giống nhau trướcđiều kiện ngoại cảnh mới. Điều này cũngkhông phù hợp với quan niệm ngày nay vềbiến dị trong quần thể.2. Học thuyết tiến hoá của Đacuyna) Biến dịĐacuyn là người đầu tiên dùng khái niệmbiến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) để chỉ sựphát sinh những đặc điểm sai khác giữa cáccá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.Ông nhận xét rằng tác dụng trực tiếp củangoại cảnh hay của tập quán hoạt động ởđộng vật chỉ gây ra những biển đổi đồng loạttheo 1 hướng xác định, tương ứng với điềukiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọngiống và trong tiến hoá. Biến dị xuất hiệntrong quá trình sinh sản ở từng cá thể riênglẻ và theo những hướng không xác định mớilà nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiếnhoá.b) Chọn lọc nhân tạo- Đây là quá trình xảy ra do tác động củacon người dựa trên các biến dị nhân tạo haycác biến dị có trong tự nhiên.- Thực chất của quá trình chọn lọc là tích lũynhững biến dị ở động vật hay thực vật có lợicho con người, những cá thể mang biến dịbất lợi cho con người sẽ bị loại bỏ.- Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạolà những nhu cầu kinh tế và thị hiếu khácnhau của con người.- Trong chọn lọc con người đi sâu khai thácmột khía cạnh có lợi nào đó, kết quả từ mộtdạng ban đầu dần dần phát sinh nhiều dạngkhác nhau rõ rệt. Chọn lọc nhân tạo xảy ratrên một qui mô hẹp, thời gian chọn lọcngắn, hướng chọn lọc thay đổi thườngxuyên. Sự chọn lọc tuy sâu sắc nhưng khôngtoàn diện, chỉ chú trọng tới lợi ích conngười, xem nhẹ những khía cạnh thích ứngcủa sinh vật trong điều kiện tự nhiên. Kếtquả chỉ sáng tạo được những thứ, những nòicây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi mộtloài, đa dạng và phong phú trong tự nhiên.c) Chọn lọc tự nhiên- Nguyên liệu chọn lọc là các biến dị cá thểxuất hiện ngẫu nhiên trong điều kiện tựnhiên.- Có thể tích lũy biến dị đó qua cơ chế ditruyền và con đường sinh sản.- Thực chất của CLTN là quá trình tích lũynhững biến dị có lợi cho chính bản thân sinhvật, đa`o thải những biến dị có hại, bảo tồnlại các dạng sinh vật sống sót thích nghinhất.- Động lực của quá trình chọn lọc la` đấutranh sinh tồn, biểu hiện ở 3 mặt: Đấu tranhvới điều kiện khí hậu thiên nhiên bất lợi, đấutranh cùng loài va` đấu tranh khác loài.- CLTN xảy ra trên qui mô rộng lớn và thờigian lịch sử lâu dài, toàn diện sâu sắc, quátrình phân li tính trạng dẫn tới sự hình thànhnhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên hoangdại ban đầu. Theo Đacuyn loài mới đượchình thành dần dần qua nhiều dạng trunggian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiêntheo con đường phân li tính trạng.CLTN tác động thông qua đặc tính biến dịvà di truyền đã là nhân tố chính trong quátrình hình thành các đặc điểm thích nghi trêncơ thể sinh vật.- Với thuyết CLTN, Đacuyn đã có 2 thànhcông lớn:+ Giải thích được sự hình thành các đặcđiểm thích nghi và tính tương đối của đặcđiểm thích nghi của sinh vật.+ Đacuyn cũng đã thành công trong việc xâydựng luận điểm về nguồn gốc thống nhấtcủa các loài, chứng minh rằng toàn bộ sinhgiới ngày nay là kết quả của quá trình tiếnhoá từ 1 nguồn gốc chung.- Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoahọc đương thời, Đacuyn chưa thể hiểu rõ vềnguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế ditruyền các biến dị.

Tài liệu được xem nhiều: