Danh mục

Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 ở thai 34-40 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 ở thai kì 34 - 40 tuần tại bệnh viện Hùng Vương
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 ở thai 34-40 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ SƠ SINH NHẸ CÂN SO VỚI TUỔI THAI THEO BIỂU ĐỒ INTERGROWTH - 21 Ở THAI 34-40 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Tấn Thành*, Nguyễn Duy Tài* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai có thể dẫn đến kết cục chu sinh bất lợi. Hiện nay ở các bệnh viện chỉ mới đánh giá cân nặng trẻ sơ sinh, chứ chưa đánh giá tình trạng cân nặng theo tuổi thai và tại Việt Nam cũng chưa có biểu đồ đánh giá tình trạng này. Năm 2014 dự án Intergrowth - 21 đưa ra biểu đồ cân nặng trẻ sơ sinh so với tuổi để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của các trẻ trên toàn cầu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 ở thai kì 34 - 40 tuần tại bệnh viện Hùng Vương. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Những trẻ được sinh ra 34 - 40 tuần tại khoa Sanh bệnh viện Hùng Vương, thai kì không nguy cơ, có đầy đủ siêu âm trước sinh, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả: Với 2125 trường hợp sinh và mổ sinh tại bệnh viện Hùng Vương thảo tiêu chuẩn nhận mẫu, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 là 5,8% (KTC 95% 4,8 - 6,8). Tăng cân thiếu trong thai kì dẫn đến tăng nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai hơn 5 lần (OR 5,45, KTC 95% 3,03 - 9,79). Đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi và chu vi bụng dưới bách phân vị 10 theo biểu đồ sinh trắc Intergrowth - 21 làm tăng nguy cơ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai lên lần lượt OR 4,82 [KTC 95% 2,94 - 7,90], OR 3,13 [KTC 95% 1,93 - 5,03], OR 12,2 [KTC 95% 7,86 - 19,39]. Kết luận: Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth - 21 ở thai kì 34 - 40 tuần sinh tại bệnh viện Hùng Vương là 5,8%. Ở những trường hợp có siêu âm trước sinh các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi bụng dưới bách phân vị 10 thì cảnh báo nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai. Từ khoá: sơ sinh nhẹ cân so với tuổi, SGA, Intergrowth ABSTRACT THE PREVALENCE OF SMALL FOR GESTATIONAL AGE NEWBORN AT 34-40TH WEEK ACCORDING TO INTERGROWTH 21ST REFERENCE CHART IN HUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Tan Thanh, Nguyen Duy Tai * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 165 - 171 Introduction: Small for gestational age (SGA) pregnancies can result in unfavorable perinatal outcomes. Current protocols in most hospitals require evaluating only the actual birth weight, not the estimated fetal weight from reference charts. Moreover, there has been no reference chart for Viet Namese population. In 2014, the Intergrowth 21st project introduced an estimated fetal weight reference chart applicable for a broader range of populations, allowing global assessment of newborn biophysical condition. Objectives: This study investigated the prevalence of SGA newborn at 34 - 40th week according to Intergrowth 21st refererence chart in Hung Vuong Hospital. Materials and methods: This cross-sectional study were conducted on all cases of live birth at 34 - *Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: GS TS BS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 165 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 40th week in Labour and Delivery Department, Hung Vuong Hospital (Ho Chi Minh City, Viet Nam) from March to June 2018, with records of qualified prenatal ultrasound scans. Cases diagnosed with high-risk pregnancies were excluded. Results: A total of 2125 cases fulfilled the inclusion criteria, both vaginal delivery and cesarean section, were enrolled in the study. The prevalence of SGA newborn according to Intergrowth 21st refererence chart was 5.8% (95% CI 4.8 - 6.8). Suboptimal fetal weight gain during pregnancy had a five-fold risk of low birth weight (OR 5.45, 95% CI 3.03 - 9.79). Biparietal diameter, femoral length and abdominal circumference under the 10th percentile of Intergrowth 21st biophysical charts were associated with SGA at birth, with OR 4.82 (95% CI 2.94 - 7.90), OR 3.13 (95% CI 1.93 - 5.03) and OR 12.2 (95% CI 7.86 - 19.39), respectively. Conclusion: The prevalence of SGA newborn at 34 - 40th week according to Intergrowth 21st refererence chart in Hung Vuong Hospital was 5.8%. Prenatal ultrasound scan parameters included biparietal diameter, femoral length and abdominal circumference under the 10th percentile can be a warni ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: