Danh mục

Tích hợp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT 2018

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tích hợp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT 2018" trình bày về việc tích hợp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT chương trình 2028 là một việc quan trọng. Cần sự quan tâm của nhà trường, giáo viên và cao hơn là các cơ quan quản lí văn hóa. Chỉ có trường học mới là cầu nối gần nhất đưa văn hóa – nghệ thuật dân tộc đến gần hơn đến với độc giả trẻ. Trường học chính là mảnh đất màu mỡ giúp văn hóa - nghệ thuật dân tộc sống mãi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT 2018 TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HÓA- NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN THPT 2018 ThS. Bùi Thị Diễn13 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 chú trọng vào việc phát triểnnhững phẩm chất và năng lực chung và năng lực đặc thù cho người học. Hơn thế nữa, Ngữvăn là môn học dễ dàng tích hợp giáo dục văn hoá nghệ thuật dân tộc trong quá trình giảngdạy. Chương trình Ngữ văn phân bố các bài học theo đặc trưng thể loại. Trong đó có các thểloại có thể tích hợp với giáo dục văn hóa- nghệ thuật dân tộc như: “thần thoại và sử thi”,“Kịch bản chèo, tuồng”… thông qua những bài học này học sinh không chỉ nắm được nộidung bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà các em cũng dễ dàng tiếp cận hơn với các loạihình văn hóa- nghệ thuật dân tộc. Góp phần đưa văn hóa- nghệ thuật dân tộc đến gần hơn vớihọc sinh THPT.Từ khóa: Văn hóa - nghệ thuật dân tộc; Sân khấu hóa tác phẩm văn học; Chèo, tuồng;Thần thoại, sử thi. 1. Mở đầu Văn hóa nghệ thuật dân tộc là kết tinh tinh hoa văn hóa truyền thống chảy suốt trongcả quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sửvới biết bao thăng trầm, biến chuyển, chúng ta vẫn tự hào vì đã gìn giữ, phát huy được mộtnền văn hoá – nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh đất nước đang trên conđường hội nhập và phát triển, nhất là công nghệ thông tin đang phủ khắp mọi nơi đang tácđộng không nhỏ đến đời sống tinh thần của con người trong đó, có bộ phận giới trẻ, đặc biệtlà lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác “giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc” chocác em học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở các trường phổ thônghiện nay. 2. Thực trạng chung công tác giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc tại trường THPT a. Thực trạng về tài liệu giảng dạy giáo dục văn hóa- nghệ thuật dân tộc Công tác giáo dục văn hóa- nghệ thuật dân tộc tại các trường THPT trong mấy nămgần đây được chú trọng. Tuy nhiên tài liệu để phục vụ cho phổ biến công tác giáo dục vănhóa- nghệ thuật vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều. Các tài liệu chủ yếu ở dạng tíchhợp, những tài liệu có tích hợp giáo dục văn hóa- nghệ thuật dân tộc tiêu biểu như “Tài liệugiáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk” lớp 10 của Sở giáo dục và đào tạo Đắk Lắk, trong đócó chủ đề 2 “Dân ca một số dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk” trong chủ đề này các tác giả đưa vàochương trình một số bài dân ca tiêu biểu của người Ê đê bao gồm: hát trong các nghi lễ vàhát trong sinh hoạt đời thường như: Hát khấn thần, hát khóc, hát ei rei(arei), hát ru…Chủ13 . Trường THPT Trần Phú - Thành phố Buôn Ma Thuột 93đề cũng giới thiệu cho học sinh một số thể loại dân ca Mơ Nông như: Hát ru, hát đồng dao,hát giao duyên. Có thể nói những tiết học giáo dục địa phương này đã giúp các em rất hứngthú với văn hóa- nghệ thuật dân tộc nhất là những em học sinh bản địa. Ngoài ra không kểkhông kể đến bài học “sân khấu truyền thống (chèo/tuồng)” trong sách giáo khoa Ngữ Văn10 của các bộ sách. Ở đây, học sinh được tiếp cận với các tác phẩm chèo/ tuồng tiêu biểunhư chèo: “Quan Âm Thị Kính”, Chèo “Kim Nham”, các vở tuồng như “Nghêu, Sò, Ốc,Hến”… b. Thực trạng việc tiếp nhận văn hóa- văn nghệ dân tộc của học sinh Thực tế trong các trường THPT cho thấy, học sinh thường háo hức với các thể loạivăn hóa nghệ thuật hiện đại và ngoại lai. Điều này dễ dàng nhận thấy nhất là trong âm nhạc.Các thể loại âm nhạc ngoại nhập như nhạc Pop, Rock, nhạc Hàn, nhạc Trung, nhạc Anh ngữđược giới trẻ đón nhận nhanh chóng mà không mấy mặn mà với văn hóa- nghệ thuật dântộc. Nhất là các thể loại nghệ thuật dân tộc truyền thống như chèo, tuồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lí lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông có xu hướngtiếp cận cái mới mẻ, theo phong trào. Hơn thế nữa trên Intener có quá nhiều chương trìnhphim, ca nhạc, thời trang hấp dẫn, thu hút giới trẻ. Nhiều học sinh cũng cho biết các em khônghào hứng với nghệ thuật dân tộc vì ít được tiếp cận, việc phổ biến các loại hình nghệ thuậtdân tộc chưa sâu rộng nên các em không có nhiều cơ hội để tìm hiểu. Ngoài ra có thể dễ dàngnhận thấy các thể loại văn hóa- nghệ thuật dân tộc khó nắm bắt hơn so với các loại hình vănhóa, văn nghệ đương đại. Học sinh trung học phổ thông cũng không có cơ hội để tiếp cận vănhóa – nghệ thuật truyền thống từ sớm để tìm thấy niềm đam mê. Có nhiều học sinh có năng khiếu văn hóa- nghệ thuật cho rằng khi thi vào các trườngvăn hóa nghệ thuật thì sẽ không chọn theo ngành văn hóa nghệ thuật dân tộc vì có thu nhậpthấp lại ít cơ hội biểu diễn. c. Văn hóa- văn nghệ dân tộc trong sách giáo khoa Ngữ Văn chương trình 2018 Chương trình Ngữ Văn 2018 không xếp theo giai đoạn văn học sử như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: