Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêu
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 270.77 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhắm tới việc hệ thống lại các kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy sinh học một số kim loại trong cơ thể các loài hải sản hai mảnh vỏ cũng như một số nghiên cứu về khả năng ứng dụng những loài sinh vật này trong quan trắc môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêuHóa học & Kỹ thuật môi trường TÍCH LŨY SINH HỌC KIM LOẠI NẶNG TRONG CƠ THỂ MỘT SỐ LOÀI HÀU VÀ NGHÊU Trần Tuấn Việt1,2*, Trương Ngọc Việt2, Nguyễn Phước Dân2 Tóm tắt: Hàu và nghêu là những loài thuộc lớp hai mảnh vỏ được sử dụng làm thực phẩm cung cấp cho con người. Tuy nhiên, các loài này thường sống ở các vùng ven biển, cửa sông là nơi có khả năng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kim loại từ đất liền đưa ra. Thêm vào đó, khả năng tích lũy các kim loại trong cơ thể các sinh vật hai mảnh vỏ này đã được công bố nhiều trên thế giới. Bài báo này nhắm tới việc hệ thống lại các kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy sinh học một số kim loại trong cơ thể các loài hải sản hai mảnh vỏ cũng như một số nghiên cứu về khả năng ứng dụng những loài sinh vật này trong quan trắc môi trường.Từ khóa: Tích lũy sinh học; Quan trắc sinh học; Kim loại nặng; Hai mảnh vỏ. 1. MỞ ĐẦU Độc tố của các kim loại được xem như một trong những nguyên nhân gây racác vấn đề về sức khỏe cho con người và môi trường [1]. Nồng độ các kim loạitrong rất nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia class),thường ở mức cao do khả năng tích lũy trong cơ thể của chúng [2–4]. Hơn thế nữa,những loài này có thể được tiêu thụ trực tiếp bởi con người hoặc đi vào cơ thể giántiếp thông qua các loài ăn thịt bậc cao hơn những sinh vật nêu trên. Mặt khác, dokhả năng tích lũy kim loại và một số chất ô nhiễm trong cơ thể, những loài haimảnh vỏ thường được nghiên cứu để sử dụng như một công cụ theo dõi chất lượngmôi trường [5–7]. Trong nhiều năm qua, có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa,nhưng có thể hiểu một cách tổng quát những loài sinh vật có khả năng phản ánhmức độ ô nhiễm của môi trường thường được gọi là chỉ thị sinh học (bio-indicator), chúng được ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc sinh học (bio-monitoring) [8]. Chính vì vậy, nghiên cứu về mức độ và khả năng tích lũy kim loạitrong cơ thể một số loài hai mảnh vỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong đánh giámức rủi ro tới sức khỏe người tiêu thụ và khả năng sử dụng những loài này trongcác nghiên cứu quan trắc sinh học vùng cửa sông ven biển. Bài báo này đặt mụctiêu chính là tổng quan các nghiên cứu về nồng độ kim loại trong một số loài hàuvà nghêu ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng như những ứng dụng các loàinày làm chỉ thị sinh học quan trắc môi trường. 2. NỒNG ĐỘ KIM LOẠI TRONG SINH VẬT HAI MẢNH VỎ 2.1. Nồng độ kim loại trong các loài hàu Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, chúng phân bố rộng về mặt địa lý vàsinh thái, có thể sống ở vùng nước có nồng độ muối trong khoảng 5‰ - 30‰ [9].Họ hàu Ostreidae gồm hai giống Crassostrea và Ostrea với hơn 100 loài. Trongmột nghiên cứu mới năm 2016, Liu và Wang [10] đã cho phơi nhiễm hai loài hàuCrassostrea hongkongensis và Crassostrea angullata ra vùng cửa sông bị ô nhiễmkim loại trong 2 tháng. Kết quả cho thấy hai loài này đã tích lũy các kim loại Cd,Cr và Ni ở nồng độ tương đương nhau nhưng loài C. hongkongensis lại tích lũy Cuvà Zn cao hơn loài còn lại. Có nhiều các nghiên cứu đã cho thấy khả năng tích lũykhác nhau đối với các kim loại khác nhau của hàu. Cụ thể hơn, sự tích lũy kim loại142 Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học… loài hàu và nghêu.”Nghiên cứu khoa học công nghệtrong cơ thể hàu đã được thực hiện nhiều ở các vùng biển khác nhau trên thế giớitrong rất nhiều các loài hàu khác nhau (xem bảng 1). Theo các nghiên cứu này, có thể nhận thấy nồng độ Cd dao động rất lớn theocác vùng biển khác nhau. Nồng độ Cd cao nhất trong hàu được tìm thấy nhiều ởTrung Quốc với số lượng các nghiên cứu công bố nồng độ Cd trên 10 mg/kg khôcao hơn hẳn các khu vực khác. Nồng độ này vượt nhiều lần so với giới hạn Cdtrong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới là 2 mg/kg khô (FAO/WHO, Trungquốc, Úc, Newzealand, Việt Nam). Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằngnồng độ Cd trong cơ thể hàu có thể gia tăng khi lượng Zn tích lũy trong chúng lớn[11]. Chính vì vậy, nồng độ Cd tích lũy cao tìm thấy trong cơ thể hàu ở các vùngTrung Quốc (TQ) có thể do sự ô nhiễm Zn ở nhiều vùng cửa sông nước này. Mộtnghiên cứu năm 2014 của Liu và Wang đã chỉ ra rằng khi hàu bị phơi nhiễm trongmôi trường nồng độ Cu và Zn cao có thể gia tăng khả năng tích lũy sinh học kimloại Hg, trong khi đó, chỉ có phơi nhiễm Zn mới làm gia tăng khả năng tích lũysinh học Cd trong hàu [12]. Điều đó chứng tỏ rằng, không nhất thiết Cd hay Hgtrong môi trường có nồng độ cao mới cho kết quả các kim loại này tích lũy caotrong cơ thể hàu. Theo kết quả trình bày trong bảng 1, cả hai kim loại Cu và Zn, được biết đếnnhư thành phần thiết yếu cho các loài thân mềm, đều có nồng độ cao. Cụ thể, nồngđộ cao nhất của hai kim loại này phát hiện ở Trung Quốc và châu Úc. Những kếtquả nà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêuHóa học & Kỹ thuật môi trường TÍCH LŨY SINH HỌC KIM LOẠI NẶNG TRONG CƠ THỂ MỘT SỐ LOÀI HÀU VÀ NGHÊU Trần Tuấn Việt1,2*, Trương Ngọc Việt2, Nguyễn Phước Dân2 Tóm tắt: Hàu và nghêu là những loài thuộc lớp hai mảnh vỏ được sử dụng làm thực phẩm cung cấp cho con người. Tuy nhiên, các loài này thường sống ở các vùng ven biển, cửa sông là nơi có khả năng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kim loại từ đất liền đưa ra. Thêm vào đó, khả năng tích lũy các kim loại trong cơ thể các sinh vật hai mảnh vỏ này đã được công bố nhiều trên thế giới. Bài báo này nhắm tới việc hệ thống lại các kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy sinh học một số kim loại trong cơ thể các loài hải sản hai mảnh vỏ cũng như một số nghiên cứu về khả năng ứng dụng những loài sinh vật này trong quan trắc môi trường.Từ khóa: Tích lũy sinh học; Quan trắc sinh học; Kim loại nặng; Hai mảnh vỏ. 1. MỞ ĐẦU Độc tố của các kim loại được xem như một trong những nguyên nhân gây racác vấn đề về sức khỏe cho con người và môi trường [1]. Nồng độ các kim loạitrong rất nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia class),thường ở mức cao do khả năng tích lũy trong cơ thể của chúng [2–4]. Hơn thế nữa,những loài này có thể được tiêu thụ trực tiếp bởi con người hoặc đi vào cơ thể giántiếp thông qua các loài ăn thịt bậc cao hơn những sinh vật nêu trên. Mặt khác, dokhả năng tích lũy kim loại và một số chất ô nhiễm trong cơ thể, những loài haimảnh vỏ thường được nghiên cứu để sử dụng như một công cụ theo dõi chất lượngmôi trường [5–7]. Trong nhiều năm qua, có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa,nhưng có thể hiểu một cách tổng quát những loài sinh vật có khả năng phản ánhmức độ ô nhiễm của môi trường thường được gọi là chỉ thị sinh học (bio-indicator), chúng được ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc sinh học (bio-monitoring) [8]. Chính vì vậy, nghiên cứu về mức độ và khả năng tích lũy kim loạitrong cơ thể một số loài hai mảnh vỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong đánh giámức rủi ro tới sức khỏe người tiêu thụ và khả năng sử dụng những loài này trongcác nghiên cứu quan trắc sinh học vùng cửa sông ven biển. Bài báo này đặt mụctiêu chính là tổng quan các nghiên cứu về nồng độ kim loại trong một số loài hàuvà nghêu ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng như những ứng dụng các loàinày làm chỉ thị sinh học quan trắc môi trường. 2. NỒNG ĐỘ KIM LOẠI TRONG SINH VẬT HAI MẢNH VỎ 2.1. Nồng độ kim loại trong các loài hàu Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, chúng phân bố rộng về mặt địa lý vàsinh thái, có thể sống ở vùng nước có nồng độ muối trong khoảng 5‰ - 30‰ [9].Họ hàu Ostreidae gồm hai giống Crassostrea và Ostrea với hơn 100 loài. Trongmột nghiên cứu mới năm 2016, Liu và Wang [10] đã cho phơi nhiễm hai loài hàuCrassostrea hongkongensis và Crassostrea angullata ra vùng cửa sông bị ô nhiễmkim loại trong 2 tháng. Kết quả cho thấy hai loài này đã tích lũy các kim loại Cd,Cr và Ni ở nồng độ tương đương nhau nhưng loài C. hongkongensis lại tích lũy Cuvà Zn cao hơn loài còn lại. Có nhiều các nghiên cứu đã cho thấy khả năng tích lũykhác nhau đối với các kim loại khác nhau của hàu. Cụ thể hơn, sự tích lũy kim loại142 Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học… loài hàu và nghêu.”Nghiên cứu khoa học công nghệtrong cơ thể hàu đã được thực hiện nhiều ở các vùng biển khác nhau trên thế giớitrong rất nhiều các loài hàu khác nhau (xem bảng 1). Theo các nghiên cứu này, có thể nhận thấy nồng độ Cd dao động rất lớn theocác vùng biển khác nhau. Nồng độ Cd cao nhất trong hàu được tìm thấy nhiều ởTrung Quốc với số lượng các nghiên cứu công bố nồng độ Cd trên 10 mg/kg khôcao hơn hẳn các khu vực khác. Nồng độ này vượt nhiều lần so với giới hạn Cdtrong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới là 2 mg/kg khô (FAO/WHO, Trungquốc, Úc, Newzealand, Việt Nam). Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằngnồng độ Cd trong cơ thể hàu có thể gia tăng khi lượng Zn tích lũy trong chúng lớn[11]. Chính vì vậy, nồng độ Cd tích lũy cao tìm thấy trong cơ thể hàu ở các vùngTrung Quốc (TQ) có thể do sự ô nhiễm Zn ở nhiều vùng cửa sông nước này. Mộtnghiên cứu năm 2014 của Liu và Wang đã chỉ ra rằng khi hàu bị phơi nhiễm trongmôi trường nồng độ Cu và Zn cao có thể gia tăng khả năng tích lũy sinh học kimloại Hg, trong khi đó, chỉ có phơi nhiễm Zn mới làm gia tăng khả năng tích lũysinh học Cd trong hàu [12]. Điều đó chứng tỏ rằng, không nhất thiết Cd hay Hgtrong môi trường có nồng độ cao mới cho kết quả các kim loại này tích lũy caotrong cơ thể hàu. Theo kết quả trình bày trong bảng 1, cả hai kim loại Cu và Zn, được biết đếnnhư thành phần thiết yếu cho các loài thân mềm, đều có nồng độ cao. Cụ thể, nồngđộ cao nhất của hai kim loại này phát hiện ở Trung Quốc và châu Úc. Những kếtquả nà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tích lũy sinh học Quan trắc sinh học Kim loại nặng Hai mảnh vỏ Quan trắc môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 102 0 0
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.
10 trang 82 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội
16 trang 46 0 0 -
Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ao hồ khu vực Lâm Thao – Phú Thọ
6 trang 44 0 0 -
TIỂU LUẬN Cấp nước tuần hoàn và tái sử dụng nước thải
17 trang 40 0 0 -
Quan trắc sinh học và chỉ thị môi trường đất
34 trang 35 0 0 -
17 trang 32 0 0
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 trang 32 1 0 -
Bài giảng Quản trắc môi trường
125 trang 31 0 0 -
3 trang 28 0 0