Tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)76CHUYÊN MỤCSỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁOTIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊNCÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘITRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)TRẦN THỊ NHUNGMặc dù cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn được người Việt Nam nhắc đến là một cuộckháng chiến toàn dân, toàn diện, nhưng khi viết về cuộc kháng chiến này, các sử giaViệt Nam lâu nay vẫn có xu hướng nghiêng về các hoạt động quân sự, mà chưa thậtsự quan tâm đến tính toàn diện của cuộc chiến. Điều này khiến cho nhận thức củachúng ta về cuộc chiến nói riêng và công cuộc thống nhất đất nước nói chung chưađầy đủ, cũng như không thấy hết tính sáng tạo độc đáo của Việt Nam trong cuộckháng chiến này. Thực tế, bên cạnh hoạt động vũ trang, là mảng quan trọng nhất,cuộc kháng chiến còn bao hàm những hoạt động trên các lĩnh vực khác, như chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đã được thực hiện thông qua các tổ chức chính trịcủa cách mạng ở miền Nam, thông qua quá trình xây dựng “lực lượng chính trị” tạichỗ và quá trình điều động hàng vạn cán bộ có trình độ, được đào tạo từ miền Bắcvào miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến. Chính việc tạo được “thế và lực” trên cáclĩnh vực này ngay trong lòng miền Nam đã góp phần quan trọng đưa cuộc khángchiến tới thắng lợi, đồng thời tạo cơ sở quan trọng để hai miền nhanh chóng tiến tớithống nhất ngay sau cuộc chiến tranh. Đây có thể nói là một đặc điểm đáng lưu ý củatiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam, nếu so sánh với những nước có hoàncảnh tương tự như nước Đức hay Triều Tiên trong lịch sử thế giới hiện đại. Bài học từthời kỳ lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.Cách đây khoảng ba năm, tình cờ tôi cóhai lần tiếp xúc với hai nhà nghiên cứuTrần Thị Nhung. Tiến sĩ. Tạp chí Khoa học Xãhội (Thành phố Hồ Chí Minh).người Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) khi họđến làm việc tại Viện Khoa học xã hộivùng Nam Bộ. Tuy hai nhà nghiên cứunày thuộc những tổ chức nghiên cứukhác nhau, nhưng họ đều có một chủ đềTRẦN THỊ NHUNG – TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN…chung muốn được trao đổi với các nhànghiên cứu Việt Nam, đó là sau khi cáchmạng giành được chiến thắng ở miềnNam vào tháng 4/1975, hai miền Nam Bắc Việt Nam đã thống nhất với nhaunhư thế nào. Một trong hai nhà nghiêncứu người Hàn ấy bày tỏ một bănkhoăn: sau Chiến tranh thế giới thứ hai,trên thế giới có ba nước chịu cảnh bịchia cắt đất nước, đó là nước Đức(Đông Đức - Tây Đức), nước Triều Tiên(Bắc Triều Tiên - Nam Triều Tiên) và ViệtNam. Câu chuyện thống nhất của hainước Đức và Triều Tiên khá ồn ào.Nước Đức từng là tiêu điểm của thời sựquốc tế những năm 1988 - 1990, với sựkiện sụp đổ của bức tường Berlin, biểutượng cho sự kết thúc của chiến tranhlạnh trên thế giới. Còn tại Triều Tiên thìcon đường thống nhất cho đến nay vẫnmù mịt trong cuộc đối đầu giữa haimiền, bên cạnh đó còn là nguy cơ hạtnhân, khiến các nước lớn phải canthiệp, dàn xếp nhiều năm nay. Chỉ riêngtại Việt Nam, sự thống nhất của haimiền Nam - Bắc trong hai năm 1975 1976 thành nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam là diễn ra một cách ít ồnào nhất, hay có thể nói là khá bình lặngvà nhanh chóng. Nhà nghiên cứu ngườiHàn này muốn hiểu lý do nào đã tạo nênmột cuộc hợp nhất hai miền êm thấmnhư vậy. Câu hỏi này đã khiến tôi phảisuy nghĩ, vì dường như ngày ấy chuyệnthống nhất hai miền là đương nhiên saukhi lực lượng kháng chiến giải phónghoàn toàn lãnh thổ phía Nam. Nhưngthực tế không phải vậy, sự kiện này ẩnchứa trong nó nhiều vấn đề cần phảiquan tâm lý giải, và qua đó có thể làm77rõ hơn những đặc điểm của quá trìnhthống nhất đất nước Việt Nam.1. THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA VIỆTNAM LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DÀI, KHÔNGPHẢI CHỈ DIỄN RA TRONG HAI NĂM1975 - 1976Một số nhà nghiên cứu nước ngoài khitìm hiểu về vấn đề thống nhất đất nướccủa Việt Nam đã đóng khung trong hainăm 1975 - 1976, cụ thể là từ sau ngày30/4/1975 (khi giải phóng hoàn toànmiền Nam) đến ngày 25/4/1976 (khi haimiền thực hiện thành công cuộc Tổngtuyển cử thống nhất đất nước). Hiểu nhưthế có lẽ là không đầy đủ.Nếu nói cho tận ngọn nguồn thì quá trìnhthống nhất đã bắt đầu từ năm 1945, khiViệt Nam bước vào cuộc kháng chiếnchống Pháp lần thứ hai. Bởi từ năm1945 đến năm 1949, Pháp âm mưu chiacắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, định thựchiện chính sách chia để trị như thời Phápthuộc trước đó. Để thực hiện mưu đồnày, chính quyền Pháp đã từng thành lậpnhững chính phủ riêng ở Nam Bộ: Chínhphủ Nam Kỳ tự trị của Nguyễn Văn Thinh(6-11/1946); Chính phủ Nam Kỳ tự trịcủa Lê Văn Hoạch (12/1946 - 9/1947);Chính phủ lâm thời Nam phần Việt Namcủa Nguyễn Văn Xuân (10/1947 5/1948). Tuy nhiên, Chính phủ Việt NamDân chủ Cộng hòa và nhân dân ViệtNam đã đấu tranh quyết liệt trên cả bamặt trận ngoại giao, chính trị và quân sựchống lại âm mưu này của Pháp. Trongnhững cuộc đàm phán, phái đoàn ngoạigiao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòakiên quyết không chấp nhận tách NamBộ ra khỏi việc giải quyết vấn đề độc lập78của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minhtrước sau khẳng định: “Nam Bộ là mộtmiếng đất Việt Nam. Đó là thịt của thịtchúng tôi, máu của máu chúng tôi” (Paris,tháng 7/1946). Trên mặt trận quân sự,nhân dân Nam Bộ nô nức tham gia “NamBộ kháng chiến”, đi trước cả nước đứnglên chống Pháp. Từ miền Bắc, miền Trung,từ Thái Lan, Campuchia và Lào, nhữngđoàn quân “Nam tiến” đổ về Nam, chialửa với Nam Bộ. Trên mặt trận chính trị,ngày 9/6/1946, Hội Liên hiệp Quốc dânViệt Nam tổ chức “Ngày Nam Bộ” tại HàNội với một cuộc mít tinh lớn đòi Pháp thihành nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộngày 6/3/1946. Báo chí Nam Bộ dấy lênphong trào “Báo chí thống nhất”, đả kíchcác chính phủ bù nhìn, phản đối chínhsách chia rẽ dân tộc Việt Nam của Pháp.Trước sức mạnh đoàn kết của ngườiViệt Nam, chính phủ Pháp cuối cùng đãphải từ bỏ mưu đồ chia cắt này.Sau năm 1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc Lĩnh vực chính trị Lĩnh vực kinh tế Lĩnh vực văn hóa Lĩnh vực xã hội Kháng chiến chống MỹTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 371 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0