Danh mục

TIẾNG HÁT CON TÀU

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả Chế Lan Viên là bút danh của nhà thơ Phan Ngọc Hoan (1920-1989). Trước 1945. Chế Lan Viên nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn” (“Thung lũng đau thương”). Sau 1945, ông nổi tiếng với tập “Ánh sáng và phù sa” (“cánh đồng vui”). Phong cách: Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, mang vẻ đẹp trí tuệ, hình ảnh luôn mới lạ, ngôn ngữ sắc sảo. Xuất xứ: Tiếng hát con tàu viết trong thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN, đặc biệt năm 1958 có đợt kêu gọi đồng bào miền xuôi lên vùng núi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG HÁT CON TÀU Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ TIẾNG HÁT CON TÀU Chế Lan Viên Tác giả Chế Lan Viên là bút danh của nhà thơ Phan Ngọc Hoan (1920- 1989). Trước 1945. Chế Lan Viên nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn” (“Thung lũng đau thương”). Sau 1945, ông nổi tiếng với tập “Ánh sáng và phù sa” (“cánh đồng vui”). Phong cách: Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, mang vẻ đẹp trí tuệ, hình ảnh luôn mới lạ, ngôn ngữ sắc sảo. Xuất xứ: Tiếng hát con tàu viết trong thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN, đặc biệt năm 1958 có đợt kêu gọi đồng bào miền xuôi lên vùng núi Tây Bắc đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ “Ánh sáng và phù sa”. 1. Ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu Trước 1945, “với tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh). Trong các nhà thơ mới “Thế Lữ muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua mình về hạ giới”, còn họ Chế trốn tránh cuộc đời trong “tinh cầu giá lạnh”: Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ tr ọi cuối trời xa Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền đau khổ với buồn lo Chế Lan Viên đắm chìm trong suy tư vô trong “thế giới điêu tàn”, thế giới của “muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Nhưng sự thành công của CMT8 như một luồng gió mới thổi vào tâm h ồn con người, vào tâm hồn người nghệ sĩ, đã làm phục sinh tâm hồn tưởng chừng như đã vụt tắt của họ. Và từ đó Chế Lan Viên đã tìm cho mình một niềm vui mới và lẽ sống mới bằng “Ánh sáng và phù sa”. Đó cũng chính là lúc Chế Lan Viên từ bỏ “tinh cầu giá lạnh”, từ bỏ nỗi cô đơn, đưa cái tôi hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân, nhà thơ gọi quá trình từ bỏ đó là “Từ thung lũng đau thương” ra “cánh đ ồng vui”, từ thế giới “Điêu tàn” đến với “Ánh sáng và phù sa”. Hay mượn cách nói của một nhà thơ Pháp “Từ chân trời một người đến chân trời mọi người”. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” chính là hành trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo. Hình tượng con tàu: sự thật những năm Chế Lan Viên viết bài thơ này thì chưa có đường tàu cũng như chưa có con tàu nào lên Tây Bắc. Hình tượng con tàu ở đây là một hình ảnh lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho những cuộc lên đường, biểu1 tượng cho khát vọng đi xa vượt ra khỏi những gì chật hẹp tù túng, quẩn quanh để đến với cuộc sống lớn của nhân dân, để đến với nơi khơi nguồn cho cảm hứng nghệ thuật và cũng là để về với tâm hồn mình. Biên tập viên: Trần Hải Tú http://www.hoc360.vn Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2. Cảm nhận về 4 câu đề từ Chúng ta nên hiểu rằng tình trạng chung của tầng lớp văn nghệ sĩ trước 1945 là tình trạng sống trong cuộc đời nhỏ hẹp, Chế Lan Viên cũng đã từng viết như thể trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cu ộc đời con” Những cuộc đời nhỏ hẹp đó đã thực sự mở rộng sau CMT8, đó là lúc tâm hồn của người nghệ sĩ đã mở rộng đón gió, đón nhận hương sắc cuộc đời, từ bỏ cái tôi bé nhỏ để bước vào cuộc đời rộng lớn và bốn câu đề từ là nỗi lòng, là sự trăn trở của nhà thơ: Tây Bắc ư? có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu “Tây Bắc” là ở đâu? Tây Bắc chỉ vùng cực Tây của Tổ quốc, nơi trải qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đầy đau thương nhưng hào hùng của dân tộc, đó là nơi “Máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, đó cũng là nơi “Tình em đang mong tình mẹ đang chờ”, nơi hồi sinh đất chết “Nay dạt dào đ ã chín trái đầu xuân”, là nơi cần những bàn tay kiến thiết, cần những tâm hồn xây dựng. Tác giả khẳng định trong câu hỏi: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc” Tây Bắc không chỉ là một hình ảnh cụ thể mà Tây Bắc còn là biểu tượng của đất nước, của Tổ quốc, có nghĩa l à nơi nào trên Tổ quốc của chúng ta cần đến nhưng bàn tay lao động, những bàn tay kiến thiết thì ở đó có “lòng ta”. “ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì đó là lúc “Lòng ta hóa những con tàu”. Đặc biệt hơn nữa, đó là sự gắn kết giữa “Lòng ta”, “tâm hồn ta” với Tổ quốc. Tổ quốc không ở đâu xa mà ở ngay tâm hồn ta: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Như vậy “Con tàu” chính là lòng ta, tâm hồn ta mang tất cả sức mạnh, mang niềm vui, mang khát vọng, mang cống hiến để lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc. Cũng như vậy, bốn câu thơ đề từ ...

Tài liệu được xem nhiều: