Danh mục

Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.40 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế cho thấy đào tạo theo tiếp cận NLTH còn nhiều hạn chế. Qua phân tích về năng lực thực hiện và thực trạng đào tạo nghề, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nước nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận năng lực thực hiện và đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiệnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0001Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 3-11This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Phạm Thị Thúy Hồng Phòng Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Năng lực thực hiện (NLTH) nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nếu Việt Nam có thị trường lao động dồi dào, chất lượng lao động cao thì sẽ có lợi thế so sánh mang tính cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập. Năng lực thực hiện của người lao động chỉ có được thông qua đào tạo. Thực tế cho thấy đào tạo theo tiếp cận NLTH còn nhiều hạn chế. Qua phân tích về năng lực thực hiện và thực trạng đào tạo nghề, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nước nhà Từ khóa: Năng lực thực hiện, tiếp cận năng lực thực hiện, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện.1. Mở đầu Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn vàtài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chếnên nguồn lực con người là lợi thế so sánh trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đầu tư phát triển giáodục và việc làm cho lực lượng lao động trẻ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai tròcốt yếu trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết TW29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng đãchỉ ra tầm quan trọng của việc hình thành các NLTH cho người học nghề. Trong khi đó, nguồn nhân lực tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề còn chưa đáp ứng đượcyêu cầu về số lượng, chất lượng, kĩ năng nghề nghiệp [11]. Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồidào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lựcdẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Vì vậy cầnnâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu hình thành NLTHcho người học [9]. Thực hiện đào tạo đào tạo nghề theo hướng hình thành năng lực thực hiện nghề nghiệp chongười học góp phần hình thành năng lực thực hiện nghề nghiệp của nguồn nhân lực trong thời kìhiện đại là cần thiết. Tầm quan trọng về đào tạo nghề theo tiếp cận NLTH cũng đã được khẳngđịnh là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục [2] trong đócần nâng cao năng lực cho người học nghề [10]; kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực thựchiện [6]; quản lí các yếu tố liên quan tới quá trình dạy trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanhnghiệp [4]; nâng cao năng lực dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho giáo viên [6].Ngày nhận bài: 5/9/2014. Ngày nhận đăng: 15/2/2015.Liên hệ: Phạm Thị Thúy Hồng, e-mail: hongptt@pcc.edu.vn 3 Phạm Thị Thúy Hồng Đáp ứng yêu cầu này, nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo theo NLTH đã được thực hiệnvà cũng đã cho thấy thực tế đào tạo theo tiếp cận NLTH còn nhiều hạn chế như đội ngũ giáo viênchưa có đủ năng lực để giảng dạy tích hợp lí thuyết và thực hành [6]; ít có sự hợp tác trong đào tạovới đơn vị sử dụng lao động [4]; chưa kiểm tra đánh giá đúng các NLTH [6]. . . và các công trìnhđã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhưng còn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc và cần thực hiện nghiên cứuthêm như phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, thay đổi quy trình kiểm tra đánh giá, quản lí cácyếu tố liên quan tới nhà trường – doanh nghiệp. . .2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các khái niệm Đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của con người nhằm phát triển tay nghề(đào tạo nghề) và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp nhân cách của người lao động, thể hiện trên 3mặt: Kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động vàphát triển nguồn lực quốc gia. Sự phân bổ thời lượng kiến thức tập chung chủ yếu vào thực hànhtay nghề là đặc điểm của đào tạo nghề [5]. Năng lực thực hiện (NLTH) là kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuầnnhuyễn, không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo chuẩnđặt ra, trong những điều kiện nhất định Cấu trúc của NLTH gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ trong đó: - Khả năng hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực công việc (Knowledge) - Kiến thức. - Khả năng sử dụng các công cụ lao động để tạo ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn kĩ thuậtquy định (Skill) - Kĩ năng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: