Danh mục

Tiếp cận và xử trí bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 30.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất huyết tiêu hoá trên được định nghĩa là những trường hợp xuất huyết có nguồn gốc từ thực quản, dạ dày và tá tràng (từ góc Treitz trở lên). Xuất huyết tiêu hoá trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hoá dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và tử vong. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung tài liệu!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận và xử trí bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao TIẾP CẬN VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO TS. Phạm Hồng Phương; BSCKI. Trần Bá Biên 1.1.1. ĐỊNH NGHĨA Xuất  huyết tiêu hoá trên được định nghĩa là những trường hợp xuất huyết có  nguồn gốc từ thực quản, dạ dày và tá tràng (từ góc Treitz trở  lên). Xuất huyết tiêu hoá  trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hoá dưới và là nguyên nhân chính gây  ra nhiều biến chứng và tử vong. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên là do viêm dạ dày, tổn thương ổ loét dạ  dày, hành tá tràng làm tổn thương mạch máu. Chảy máu do viêm loét dạ  dày chiếm tỷ  lệ   80%   của   xuất   huyết   đường   tiêu   hoá   trên.   Riêng   chảy   máu   do  loét   dạ   dày   tá  tràng chiếm tỷ lệ khoảng 20% các trường hợp loét dạ dày, tá tràng. Hai cơ chế có thể giải thích hiện tượng chảy máu  Chảy máu do viêm dạ dày, tá tràng thường chảy máu ở mức độ nhẹ và tự khỏi Tổn thương ổ loét làm thủng mạch máu ở dạ dày, tá tràng. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cao là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Nguy cơ tử vong tăng nếu chảy máu tái phát, xử trí muộn và thiếu tích cực. Cần phối hợp các biện pháp hồi sức với điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân. 1.1.2. CHẨN ĐOÁN 2.1. Chẩn đoán xác định  2.1.1. Lâm sàng  Điển hình với 3 dấu hiệu  Nôn ra máu. Phân đen. Biểu hiện mất máu cấp  da xanh, niêm mạc nhợt, có thể biểu hiện sốc mất máu. Hoặc một số trường hợp, bệnh nhân vào cấp cứu chì có biểu hiện mất máu cấp  mà không có nôn máu, đi ngoài phân đen, lúc đó cần phải  Đặt  ống thông dạ  dày kiểm tra   nếu không có máu cũng không loại trừ  chẩn  đoán. Thăm trực tràng tìm dấu hiệu phân đen. Nội soi dạ dày – tá tràng nếu nghĩ nhiều đến XHTH. 2.1.2. Cận lâm sàng Công thức máu, đông máu, nhóm máu, sinh hóa (ure, creatinin, điện giải đồ, men   gan…). Điện tim, Xquang phổi, siêu âm ổ bụng. Soi dạ dày­tá tràng  có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. 2.2. Chẩn đoán phân biệt  Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ho ra máu (nhất là khi bệnh nhân ho ra máu sau đó nuốt vào rồi lại nôn ra). Phân đen sau khi dùng chất sắt, bismuth,… 2.3. Chẩn đoán mức độ  Xác định chảy máu nặng  Huyết động không ổn định  hạ huyết áp tư thế (chuyển từ nằm sang ngồi HATĐ   giảm > 10mmHg và nhịp tim tăng thêm > 20l/phút); sốc mất máu (HA tụt, da lạnh, vã   mồ hôi, đái ít, rối loạn ý thức). Lượng máu mất ước tính trên 500ml hoặc phải truyền trên 5 đơn vị máu/24 giờ. Bệnh nhân chảy máu tươi sau khi đặt ống thông dạ  dày hoặc ỉa phân nước máu  đỏ. Hematocrit           Khoáng 30 – 50% XHTH cao khi nội soi có dấu hiệu chảy máu tái phát. 22 –  55% BN có nguy cơ cao sẽ chảy máu tái phát nếu không được cầm máu qua nội soi. Bảng 2. Thang điểm Rockall Chỉ số Điểm Tuổi 100 lần/phút 1 Huyết áp tâm thu < 100mmHg 2 Bệnh đi kèm Thiếu máu cơ tim, suy tim, bệnh nặng Thang 2 khác điểm đầy đủ Suy thận, suy gan, di căn ung thư 3 Hình ảnh nội soi Không thấy tổn thương, rách tâm vị 0 Loét dạ dày – tá tràng, vết trợt, viêm thực 1 quản Điểm Ung thư đường tiêu hoá trên 2 số cận lâm sàng Dấu hiệu chảy máu trên nội soi Ổ loét đáy sạch, chấm đen phẳng tại ổ 0 loét Máu ở đường tiêu hoá trên, đang chảy 2 máu, có điểm mạch, cục máu đông Thang điểm Rockall đầy đủ từ 0 – 11, thang điểm lâm sàng từ 0-7. Nếu thang điểm đầy đủ ≤ 2 hoặc thang điểm lâm sàng bằng 0 thì tiên lượng nguy cơ chảy máu tài phát và tỉ lệ từ vong thấp. 2.5 ...

Tài liệu được xem nhiều: