Tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông trong sự tích hợp với lịch sử
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 964.91 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi nghiên cứu về tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam trong sự tích hợp với lịch sử, có nghĩa là vận dụng lí thuyết tiếp nhận văn học để tìm hiểu các tác phẩm văn chương trung đại, xem xét bối cảnh lịch sử chi phối sự ra đời của tác phẩm văn học và yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, đồng thời bối cảnh lịch sử còn là cầu nối từ quá khứ đến thực tiễn đời sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông trong sự tích hợp với lịch sử VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 40-44 TIẾP NHẬN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG SỰ TÍCH HỢP VỚI LỊCH SỬ Nguyễn Thị Diễm Kiều Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thiện Thành, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Ngày nhận bài: 25/08/2018; ngày sửa chữa: 27/08/2018; ngày duyệt đăng: 11/09/2018. Abstract: Nowadays, integrated teaching is one of the important teaching approaches which has taken top priority in high school education. In Literature, the objectives of a lesson do not only cover the lesson knowledge but also requires students to apply that knowledge in other subjects and related fields. In this paper, the writer studies the acquirement of Vietnamese Medieval Literature under the integration with History. In other words, literature acquiring theory will be applied to study medieval literature works, the effect of historical background on the creation and languages of the works and the connection between the past and the present through historical background. Keywords: Vietnamese medieval literature, intergratation, history. lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nguồn kiến thức sâu rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời đại. Tuy nhiên, trong thực tế, dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn học trung đại (VHTĐ) Việt Nam nói riêng, phương pháp tích hợp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến kiến thức HS thu nhận được trong quá trình học còn rời rạc, chưa có sự liên kết toàn vẹn. Từ đó, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn cũng bị hạn chế. Tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu kết hợp với thực tiễn dạy học VHTĐ Việt Nam ở trường trung học phổ thông (THPT), ở bài viết này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về tiếp nhận VHTĐ Việt Nam trong sự tích hợp với lịch sử, góp phần khắc phục những hạn chế cho HS khi học môn Ngữ văn và tiếp cận với những định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về dạy học tích hợp Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo Từ điển Tiếng Anh-Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2012) định nghĩa: tích hợp là “lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ” [2]. Khái niệm “tích hợp” đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, trong đó có giáo dục. Theo từ điển Giáo dục học (2001), tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học 1. Mở đầu Giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt ra cho giáo dục Việt Nam những trọng trách lớn. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, mỗi học sinh (HS) không chỉ hiểu biết sâu sắc về các kiến thức, kĩ năng đơn thuần mà phải biết tích hợp, có nghĩa là phải biết khai thác tối đa giá trị của những đơn vị kiến thức từ các ngành, lĩnh vực khác nhau để gắn kết chúng lại với nhau một cách trọn vẹn nhằm giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mĩ, Nhật, Hà Lan,... Tại Australia, chương trình tích hợp đã được áp dụng trong hệ thống giáo dục từ thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI với việc triển khai các mô hình dạy học tích hợp khác nhau phù hợp với sự phát triển của HS và đặc thù phát triển của đất nước, như mô hình tích hợp đa môn, mô hình dạy học dựa trên chuỗi vấn đề... Ở Việt Nam, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành GD-ĐT đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương VIII khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]; trong đó có nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp cần được chú trọng. Dạy học tích hợp một mặt giúp HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng từ các môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, tạo thành một nội dung thống nhất dựa trên các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các lĩnh vực đó, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực; mặt khác dạy học tích hợp giúp giáo viên (GV) trau dồi và liên kết kiến thức ở nhiều 40 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 40-44 tập của cùng một lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”[3]. Từ các quan niệm trên, có thể hiểu, tích hợp chỉ sự kết hợp những phần, những bộ phận từ những đối tượng khác nhau dựa trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, để đưa tới một chỉnh thể toàn vẹn. Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học tích hợp. Theo Xaviers Roe ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông trong sự tích hợp với lịch sử VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 40-44 TIẾP NHẬN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG SỰ TÍCH HỢP VỚI LỊCH SỬ Nguyễn Thị Diễm Kiều Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thiện Thành, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Ngày nhận bài: 25/08/2018; ngày sửa chữa: 27/08/2018; ngày duyệt đăng: 11/09/2018. Abstract: Nowadays, integrated teaching is one of the important teaching approaches which has taken top priority in high school education. In Literature, the objectives of a lesson do not only cover the lesson knowledge but also requires students to apply that knowledge in other subjects and related fields. In this paper, the writer studies the acquirement of Vietnamese Medieval Literature under the integration with History. In other words, literature acquiring theory will be applied to study medieval literature works, the effect of historical background on the creation and languages of the works and the connection between the past and the present through historical background. Keywords: Vietnamese medieval literature, intergratation, history. lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nguồn kiến thức sâu rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời đại. Tuy nhiên, trong thực tế, dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn học trung đại (VHTĐ) Việt Nam nói riêng, phương pháp tích hợp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến kiến thức HS thu nhận được trong quá trình học còn rời rạc, chưa có sự liên kết toàn vẹn. Từ đó, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn cũng bị hạn chế. Tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu kết hợp với thực tiễn dạy học VHTĐ Việt Nam ở trường trung học phổ thông (THPT), ở bài viết này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về tiếp nhận VHTĐ Việt Nam trong sự tích hợp với lịch sử, góp phần khắc phục những hạn chế cho HS khi học môn Ngữ văn và tiếp cận với những định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về dạy học tích hợp Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo Từ điển Tiếng Anh-Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2012) định nghĩa: tích hợp là “lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ” [2]. Khái niệm “tích hợp” đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, trong đó có giáo dục. Theo từ điển Giáo dục học (2001), tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học 1. Mở đầu Giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt ra cho giáo dục Việt Nam những trọng trách lớn. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, mỗi học sinh (HS) không chỉ hiểu biết sâu sắc về các kiến thức, kĩ năng đơn thuần mà phải biết tích hợp, có nghĩa là phải biết khai thác tối đa giá trị của những đơn vị kiến thức từ các ngành, lĩnh vực khác nhau để gắn kết chúng lại với nhau một cách trọn vẹn nhằm giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mĩ, Nhật, Hà Lan,... Tại Australia, chương trình tích hợp đã được áp dụng trong hệ thống giáo dục từ thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI với việc triển khai các mô hình dạy học tích hợp khác nhau phù hợp với sự phát triển của HS và đặc thù phát triển của đất nước, như mô hình tích hợp đa môn, mô hình dạy học dựa trên chuỗi vấn đề... Ở Việt Nam, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành GD-ĐT đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương VIII khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]; trong đó có nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp cần được chú trọng. Dạy học tích hợp một mặt giúp HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng từ các môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, tạo thành một nội dung thống nhất dựa trên các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các lĩnh vực đó, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực; mặt khác dạy học tích hợp giúp giáo viên (GV) trau dồi và liên kết kiến thức ở nhiều 40 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 40-44 tập của cùng một lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”[3]. Từ các quan niệm trên, có thể hiểu, tích hợp chỉ sự kết hợp những phần, những bộ phận từ những đối tượng khác nhau dựa trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, để đưa tới một chỉnh thể toàn vẹn. Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học tích hợp. Theo Xaviers Roe ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học trung đại Việt Nam Dạy học tích hợp lịch sử Tác phẩm văn chương trung đại Dạy học văn học trung đại Tích hợp lịch sử trong văn học trung đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 53 0 0 -
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 41 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 38 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
64 trang 32 0 0 -
28 trang 26 0 0
-
68 trang 24 0 0
-
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
8 trang 24 0 0 -
Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của thi sĩ Hồ Xuân Hương
7 trang 20 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thể loại văn học trung đại Việt Nam
28 trang 19 0 0 -
10 trang 18 0 0