Danh mục

Tiêu chuẩn và điều kiện tiên quyết của các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Hoa Kì

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 932.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo dựa trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn và điều kiện tiên quyết của các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Mỹ, từ đó đưa ra các bài học đối với Việt Nam trong công tác xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chuẩn và điều kiện tiên quyết của các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Hoa KìHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0032Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 112-124This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRẺ Ở HOA KÌ Nguyễn Thu HàTrung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng với các hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông. Theo Liên đoàn Giáo viên Hoa Kì (AFT), tỉ lệ giáo viên bỏ nghề sau năm đầu tiên bước vào sự nghiệp giảng dạy khoảng 20 – 30% và có thể lên tới 50% ở một số khu vực. Họ cũng cho rằng các giáo viên ở Mỹ không được tham gia các chương trình bồi dưỡng có khả năng rời đi gấp đôi trong 3 năm đầu tiên. Điều đó cho thấy rằng, các chương trình hỗ trợ, bồi dưỡng đã tác động tích cực để giáo viên trẻ làm quen và tiếp tục duy trì nghề nghiệp trong tương lai. Ở Hoa Kì, để đảm bảo cho các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ được sự chấp nhận của Uỷ ban kiểm định chất lượng giáo viên các bang được tiến hành thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn đặc biệt của một chương trình bồi dưỡng giáo viên. Bài báo trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn và điều kiện tiên quyết của các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Mỹ, từ đó đưa ra các bài học đối với Việt Nam trong công tác xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ. Đó là các bài học về việc xây dựng chương trình bồi dưỡng dành riêng cho giáo viên trẻ; phân công và vai trò cụ thể đối với các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chính đối với việc phát triển năng lực nghề nghiệp dành riêng cho đối tượng giáo viên trẻ và việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể cho các chương trình hỗ trợ cho đối tượng giáo viên trẻ ở Việt Nam. Từ khoá: tiêu chuẩn, điều kiện tiên quyết, giáo viên trẻ, chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ, Hoa Kì.1. Mở đầu Giáo viên trẻ được định nghĩa là những giáo viên mới vào nghề, với thời gian làm việc ởtrường phổ thông bắt buộc không quá 5 năm với rất nhiều bước chuyển đổi phức tạp trong vaitrò của một giáo viên [1]. Điều đó, gây nên những khó khăn không nhỏ cho giáo viên trẻ khi mớibước vào hoạt động nghề nghiệp. Thực tiễn cho thấy, đa số giáo viên trẻ mới bước vào nghề thườngbị “sốc” trước thực tế ở giáo dục phổ thông. Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy, có khoảng 1/3giáo viên trẻ bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi dạy, bởi họ gặp không ít khó khăn, tháchthức cả trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh, nhưng ít nhận được sự hỗ trợ từ đồngnghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ [2; tr.1]. Sự chuyển đổi thành công từ giáo viên trẻ làm quen sang một giáo viên lành nghề đòi hỏimột chương trình bồi dưỡng giáo viên toàn diện. Một chương trình như vậy định hướng cho cácgiáo viên trẻ bắt đầu tham gia vào công việc của nhà trường và cộng đồng. Ngoài ra, nó liên kếtcác cơ hội phát triển nghề nghiệp và các sáng kiến cải tiến trường học với một hệ thống cố vấnđược thiết kế để hỗ trợ giáo viên nắm vững nhiều khía cạnh liên quan đến việc dạy và học. ChoNgày nhận bài: 29/2/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 12/4/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com112 Tiêu chuẩn và điều kiện tiên quyết của các chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Hoa Kỳđến nay, các chương trình bồi dưỡng được xây dựng để phục vụ việc phát triển nghề cho giáoviên trẻ bắt buộc trong 17 quốc gia hoặc khu vực, trong đó có Hoa Kì [3; tr.3]. Không phải tấtcả các bang ở Mỹ đều yêu cầu giáo viên trẻ và người mới bắt đầu tham gia vào các chương trìnhbồi dưỡng, nhưng các nghiên cứu cho thấy chương trình đó có tác động tích cực để giáo viên trẻlàm quen và hỗ trợ trong việc duy trì nghề nghiệp của họ [4]. Chương trình bồi dưỡng giáo viêntrẻ của Hoa Kì muốn được triển khai cần phải được phê duyệt của Uỷ ban kiểm định chất lượnggiáo viên các bang trên cơ sở thoả mãn các điều kiện tiên quyết, bộ chuẩn chung và tiêu chuẩncủa chương trình bồi dưỡng giáo viên do mỗi bang đưa ra. Đây là những tiêu chuẩn hết sức chặtchẽ và có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáoviên trẻ ở Việt Nam. Bởi lẽ, ở nước ta giáo viên trẻ chiếm tỉ lệ lớn, đây là lực lượng cần có sựquan tâm bồi dưỡng về năng lực nghề nghiệp bởi những khó khăn mà họ gặp phải trong nhữngnăm đầu tiên của sự nghiệp. Mặt khác, việc bồi dưỡng giáo viên thực tế hiện nay chủ yếu đượctriển khai theo quy định đại trà, được áp dụng với toàn bộ hệ thống giáo viên, không có chươngtrình/chính sách và tiêu chuẩn, tiêu chí ri ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: