Danh mục

TIỂU LUẬN: Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 645.79 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang như một “guồng xoáy” cuốn các nền kinh tế của các quốc gia vào một trật tự kinh tế trong đó việc tìm ra các lợi thế và giải bài toán so sánh để xác lập vị thế trên trường quốc tế luôn là vấn đề đặt ra đối với từng quốc gia. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ TIỂU LUẬN: Các giải pháp hỗ trợ xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Lời mở đầu1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang như một “guồng xoáy” cuốn các nềnkinh tế của các quốc gia vào một trật tự kinh tế trong đó việc tìm ra các lợi thế và giảibài toán so sánh để xác lập vị thế trên trường quốc tế luôn là vấn đề đặt ra đối với từngquốc gia. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hướng mạnhvào xuất khẩu. Như nhiều quốc gia khác, vào những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệphoá, ngành dệt may Việt Nam từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinhtế quốc dân. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa đáp ứng các nhu cầu cho thị trường trongnước, ngành dệt may còn tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế. Đồng thời, vừa lànguồn thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn hàng xuất khẩu cógiá trị cao, ngành dệt may sẽ là nguồn thu hút ngoại tệ góp phần tạo đà cho nền kinh tếcất cánh. Với tiềm năng của một quốc gia có lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, vấn đềthâm nhập và phát triển các thị trường mới, có dung lượng tiêu thụ lớn hiện đang đặt racho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam những khó khăn và thách thức. Điểm lại mộtsố các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Đông Âu, có thể thấy hàng dệt may Việt Namđã có mặt và đang củng cố dần từng bước vị trí của mình. Tuy nhiên, hàng dệt may ViệtNam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong việc đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩuvà để tìm được lối ra cho bài toán thị trường tiêu thụ thì hướng cần thiết nhất là khaithác để thâm nhập các thị trường mới, trong đó Mỹ là một thị trường đầy hứa hẹn và cótiềm năng nhất. Tiềm năng hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là to lớn. Cùngvới việc ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, quan hệ thương mại giữa hai nước đãbước sang trang mới. Vì vậy, việc xem xét khả năng thâm nhập của hàng dệt may vàothị trường Mỹ – một thị trường có dung lượng tiêu thụ vào loại lớn nhất thế giới đã trởnên rất cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi sẽ có không ít khó khăn và tháchthức, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn cầncó sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để có thể tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàngdệt may Việt Nam vào thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng lắm chông gai này. Chính vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩuhàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” làm đề tài nghiên cứu khoa học củamình.2. Mục đích nghiên cứu- Nghiên cứu những cơ sở chung của thị trường Mỹ và những vấn đề đặt ra cho hỗtrợ xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.- Đánh giá thực trạng của các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Namnói chung và xuất khẩu vào thị trường Mỹ nói riêng.- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam vào thị trường Mỹ.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may vào thịtrường Mỹ.- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đứng trên giác độ ngành dệt may xuất khẩu đểnghiên cứu trong mối quan hệ với các chế định, chính sách vĩ mô của Nhà nước. Thờigian nghiên cứu từ năm 1995 đến nay.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, sosánh, tổng hợp. Bằng cách phân tích lý giải tình hình và những thay đổi trong ngành dệtmay cùng những đánh giá và kết luận ban đầu về thị trường xuất khẩu tiềm năng, đề tàiluận giải những nội dung cần đề cập.5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấulàm 3 chương:Chương I: Những vấn đề chung về hỗ trợ nhập khẩu hàng dệt mayChương II: Thực trạng của các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ hiệnnayChương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹnhững năm tới Qua đề tài này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TSNguyễn Duy Bột – người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa họcnày.Chương I. Những vấn đề chung về hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may1.1-Vị trí của hàng dệt may trong nền kinh tế quốc dân của nước ta Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, thực tế ghi nhận là dệt maythường đóng một vai rất quan trọng tại hầu hết các nước đang phát triển với nguồn lựccó hạn và trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Công nghiệp dệt may cũng là bước khởi đầucho các nước này để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế. Côngnghệ của ngành dệt may thường được chuyển giao và áp dụng lại từ các nước phát triểnđi sau. Chính vì vậy, công nghệ này có thể tiếp cận rộng rãi và thu hút nhiều lao động.Việt Nam cũng nằm trong xu thế dịch chuyển của công nghệ dệt may đã và đang diễnra. Dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam, ngànhcông nghiệp dệt may ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là ngành giải quyếtnhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩykinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Thật vậy, trong 10 năm trở lại đây, ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngànhcông nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vưcxuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, vượt lên đứng vị trí thứ haitrong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Với sự phát triển mạnh mẽnhư vậy, ngành dệt may đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân củanước ta. Ngành dệt may tham gia tạo vốn tích l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: