Danh mục

Tiểu luận: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 885.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây TIỂU LUẬN:Giải pháp nhằm nâng cao chất lượngquản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chínhđem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhậpđáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quảcủa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng chi phí của ngân hàng,thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tàichính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàntoàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiệthại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơnhoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro.Do vậy các ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạnchế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn,hiệu quả trong tăng trưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tín dụng, trong thời gianthực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây, emđã chọn đề tài :Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây cho khoá luậntốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý rủi ro tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro vàcác phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh Hà Tây. - Đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cácbiện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công th ương Việt Nam chinhánh Hà Tây. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạngquản lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh Hà Tây, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, các nguyênnhân phát sinh rủi ro tín dụng nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh Hà Tây nói riêng. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng củaVietinbank chi nhánh Hà Tây, các dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề từ đóđưa ra một số kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi. 6. Kết cấu khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệpcó kết cấu làm 03 chương:Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thươngmại.Chương 2 : Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam chi nhánh Hà Tây.Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1.1. Khái niệm tín dụng Tuỳ theo từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có thể xác định nội dung củathuật ngữ này. Tín dụng (credit) xuất phát từ tiếng la tinh là credo(tin tưởng, tín nhiệm). Theochức năng của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay ( ngân hàng…) và bên đi vay(tổ chức, cá nhân..) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điềukiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vôđiều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồngtín dụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điềukiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng, dựa vào các tiêuthức khác nhau ta sẽ có các hình thức tín dụng khác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: