Danh mục

Tiểu luận: Mô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyết

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.63 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ý tưởng của mô hình nhị khuyết cho rằng luồng vốn bên ngoài bổ sung vào tiết kiệmtrong nước và dẫn đến một mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Jansen (1990) cho rằngmột mức tăng trưởng kinh tế cao hơn này chỉ có thể duy trì nếu luồng vốn bên ngoàiđi vào đất nước một cách đều đặn và chuyện này hiển nhiên là không đúng trên thựctế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Mô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyết 1 Tiểu luậnMô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyếtBiên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 21.1) Mô hình nhị khuyếtHai sự thiếu hụt đó là: sự thiếu hụt về tiết kiệm (tiết kiệm trong nước thấp hơn so với sovới đầu tư cần thiết để đạt mức tăng trưởng mong muốn) và sự thiếu hụt về ngoại tệ(nhập khẩu để đáp ứng đầu tư cần thiết cao hơn so với thu nhập từ xuất khẩu) (CheneryStrout, 1996).(1) Y = kI (6) M = Mk + Mi = mkI + miY(2) Y=C+I+X–M (7) Y = (k/mk)Mk(3) S=Y–C (8) X = eY(4) F=M–X (9) Mk = F + eY – miY(5) g = Y/Y (10) g = (k/mk)(F/Y + e – mi)Phương trình thứ nhất cho biết sự thay đổi sản lượng (Y) được xác định do mở rộngtổng nguồn vốn (I) và mức gia tăng sản lượng trên vốn (k). Phương trình thứ hai làphương trình cân bằng giữa thu nhập (Y) và các thành phần tiêu dùng (C), đầu tư (I), xuấtkhẩu (X) và nhập khẩu (M). Tiết kiệm (S) và tổng luồng vốn đầu tư ròng từ bên ngoàivào (F) được xác định ở phương trình số 3 và số 4. Phương trình số 5 xác định mức tăngtrưởng kinh tế do tác động của tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài.Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 3Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, khu vực công nghiệp chế biến và nôngnghiệp luôn phụ thuộc vào lượng giá trị đầu vào nhập khẩu, mà đầu vào này không thểsản xuất được trong nước hoặc sản xuất rất tốn kém. Cả hai khu vực nói trên không thểhoạt động được nếu không có ngoại tệ để chi trả cho lượng giá trị đầu vào nhập khẩutrung gian.Phương trình số 6 về tổng giá trị nhập khẩu được tách ra thành hai thành phần: nhập khẩuhàng hóa vốn (Mk, tỷ lệ với mức đầu tư) và nhập khẩu hàng hóa trung gian trong quátrình sản xuất (Mi, tỷ lệ với mức sản lượng). Thay thế I = Mk/mk vào phương trình số 1 tacó phương trình số 7. Thay thế phương trình 6 và 8 ta có phương trình số 9. Thay phươngtrình 9 vào phương trình số 7 và chia 2 vế cho Y ta có được phương trình số 10. Phươngtrình số 10 cho biết mức tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu ròng và tiết kiệm nước ngoài.Mô hình này có thể sử dụng để tính toán lượng vốn đầu tư ròng từ bên ngoài cần thiết đểđạt được mức tăng trưởng như mong muốn, hoặc mô hình này cũng có thể sử dụng đểtính toán mức tăng trưởng kinh tế do lượng vốn ngoại sinh từ bên ngoài tạo ra (White,1992). Phương trình số 5 cho biết mức tăng trưởng kinh tế được xác định do tiết kiệmtrong nước và tiết kiệm nước ngoài và phương trình số 10 cho biết mức tăng trưởng từxuất khẩu ròng và tiết kiệm nước ngoài.Mô hình này được ứng dụng rộng rãi ở các nước. Tuy nhiên, có nhiều tác giả phê phánmô hình này ở các luận điểm sau:(1) White (1992) cho rằng (a) mô hình này không tính đến sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất (chẳng hạn như vốn và lao động) cũng như sự phân bố lại các yếu tố sản xuất giữa các ngành; (b) mô hình này quá đơn giản trong việc giải thích tăng trưởng (chỉ có nhân tố tích lũy vốn); và (c) mô hình này cũng không cho biết bằng cách nào mà sự gia tăng của viện trợ lên một mức bằng với sự gia tăng của đầu tư, chi tiêu phát triển của chính phủ và ngoại tệ.(2) Luồng vốn nước ngoài có thể tác động đến xuất khẩu và cán cân thương mại: (a) Luồng vốn nước ngoài có thể dẫn đến sự xuống giá của đồng đô la so với đồng nội tê, điều này sẽ làm giảm nhập khẩu (Van Wijnbergen, 1986; White, 1992); (b) Luồng vốn viện trợ nước ngoài đi vào khu vực nhà nước thì được đầu tư vào khu vực phi mậu dịch, trong khi đó luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có khuynh hướng xuất khẩu ra bên ngoài mà còn có khuynh hướng nhập khẩu cao so với đầu tưBiên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 4 trong nước (Jansen, 1993); (c) Vốn đầu tư có thể tạo ra khan hiếm ngoại tệ do nợ nước ngoài, trang trải lãi suất và hoàn trả nợ (Jansen, 1995); và (d) Viện trợ nước ngoài có thể dẫn đến sự suy thoái sản xuất trong ngắn hạn, bởi vì nó có thể làm suy yếu mức cầu so với mức cung tiềm năng trong nền kinh tế (Amit Bhaduri và Rune Skarstein, 1996).(3) Mô hình này giả định rằng tỷ lệ tiết kiệm là không đổi, giả định này không đúng trong thực tiễn. Trong giai đoạn đầu, mức vốn đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ dẫn đến gia tăng tiêu dùng lẫn đầu tư. Trong giai đoạn đầu tiên này, khi tiêu dùng tăng thì tiết kiệm sẽ giảm. Nhưng trong giai đoạn sau, khi đầu tư tăng sẽ dẫn đến thu nhập tăng và vì vậy mà tiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: