Danh mục

TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.81 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo TIỂU LUẬN:Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhànước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo LỜI NÓI ĐẦU Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quátcủa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta là: Đưa đất nướcta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinhthần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Con đường công nghiệp hoá - hiệnđại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa cónhững bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.... Để đạt được các mục tiêu nêutrên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáodục là rất bức thiết. Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, từ trước đến nay kểcả trong những giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước đã quantâm chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục & đào tạo, mức đầu tư cho giáo dụchàng năm đều tăng lên. Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo vừa thực hiện yêu cầu đầu tư toàndiện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, nhưng vừa có sự đầu tư nhằm mục tiêu giảiquyết những vẫn đề có tính chất bức xúc, trọng tâm, trọng điểm trong từng giaiđoạn nhất định; việc đầu tư theo những mục tiêu có tính chất trọng tâm trọng điểmtrong từng giai đoạn đó chính là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giagiáo dục và đào tạo. Trong những năm qua CTMTQG GD&ĐT đã thực hiện ở từng giai đoạn vàtừ năm 2001 đến nay đã thực hiện giai đoạn 2001- 2005, hiện nay đang tiếp tục thựchiện giai đoạn II đến năm 2010. Việc thực hiện đầu tư này rất quan trọng nhằm tạobước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thoát khỏi tình trạng tụt hậu so vớicác nước trong khu vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới; đổi mới mục tiêu,nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo; nângcao chất lượng đào tạo nhân lực. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên yêu cầu củacông tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách các CTMTQG GD&ĐT sao cho cóhiệu quả đạt được mục tiêu đề ra, luôn là vấn đề đặt ra đối với các cấp các ngành vàcác cơ quan quản lý, người làm công tác giáo dục cũng như người làm công tácquản lý tài chính, nhằm mục tiêu làm thế nào để việc đầu tư của Nhà nước và cácnguồn tài chính khác trong xã hội nói chung cho CTMTQG GD&ĐT được sử dụngkịp thời, đúng mục đích, tạo ra được hiệu quả mong muốn như mục tiêu đã đề ra. Với suy nghĩ đó, trong thời gian đi thực tập, em đã tìm hiểu và chọn đề tài:“Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốcgia Giáo dục & Đào tạo” Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về Giáo dục & Đào tạo và chi Ngân sáchNhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương II: Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mụctiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước choChương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo NỘI DUNGChương I. Những vấn đề chung về chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo1.1. Sự cần thiết phải phát triển Giáo dục và Đào tạo Con người với vai trò vị trí vừa là động lực quan trọng nhất của sự phát triểnxã hội, vừa là mục tiêu, là sản phẩm của xã hội và cũng đồng thời là yếu tố quantrọng nhất của lực lượng sản xuất; mà sản phẩm trực tiếp đó chính là kết quả củanền giáo dục đào tạo. Mỗi thời đại và từng quốc gia có chính sách quản lý, phát triển giáo dụcriêng của mình, nhưng nét xuyên suốt lịch sử giáo dục thế giới thì Nhà nước luôngiữ vai trò chủ thể hàng đầu và trực tiếp của nền giáo dục quốc gia. Sở dĩ Nhà nướcphải đảm bảo vai trò chủ thể phát triển giáo dục như vậy là do giáo dục có chứcnăng quan trọng: Một là chức năng giải phóng con người. Thông qua giáo dục, mỗi người đềucó cơ hội thăng tiến xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội. Hai là chức năng xây dựng con người mới, được hiểu theo nghĩa rộng gồmcông dân mới, những người cộng hòa mới, thế hệ mới, nhân dân mới. Ba là chức năng góp phần tạo lập liên kết chính trị, thông qua việc giáo dục ýthức chính trị mới cho các thế hệ công dân và đào tạo đội ngũ viên chức nhà nướcthống nhất. Bốn là chức năng góp phần củng cố mối liên kết quốc gia nhờ vào việc giáodục một hệ thống chuẩn giá trị cho mọi thành viên xã hội. Năm là chức năng tham gia kiểm soát xã hội. Giáo dục là một loại quyền lựcmềm, rất hữu hiệu đối với quá trình quản lý xã hội trong đó có kiểm soát xã hội hiểutheo nghĩa rộng nhất của hoạt động này. Các chức năng rất công cộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: