Danh mục

Tiểu luận “ Ngân hàng thương mại”

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.72 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá… Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận “ Ngân hàng thương mại”Tiểu luận “ Ngân hàng thương mại” Tiể luận “ Ngân hàng thương mại” Chương I: Những vấn đề chung về lãi suất1. Định nghĩa về lãi suất2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của ngân hàng thương mại Chương II: Rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại1. Định nghĩa về rủi ro lãi suất2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất3. Các trường hợp gây rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Chương III: Hoạt động quản lí rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại1. Quản lí rủi ro lãi suất2. Thực trạng quản lí rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam3. Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất cho các NHTM ở Việt Nam hiện nay Lời mở đầu Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải đốiphó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanhkhoản, rủi ro tỉ giá… Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đivay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến độnglớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gâyra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại. Ví dụ điển hình là trườnghợp của Frist Bank of System Inc of Mineapolis lỗ 500 triệu USD vào cuốithập kỷ 80 và phải bán toà nhà trự sở ngân hàng vì gặp phải rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàngthương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giátrị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi lànhững nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Chính thức gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các tổchức khác trong khu vực, Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàngthương mại nói riêng đang phải cạnh tranh với các nền kinh tế, các tổ chứctài chính khác trên toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển bền vững trongcuộc cạnh tranh này các NHTMCP phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnhtranh về mọi mặt. Với ý tưởng này nhóm chúng em chọn đề tài “Rủi ro lãisuất trong các ngân hàng thương mại” để giúp cho người đọc hiểu hơn vềrủi ro lãi suất trong ngân hàng và cũng mong muốn giúp các ngân hàngthương mại cổ phần phát triển vững vàng hơn trong thời gian tới. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃI SUẤT1. Định nghĩa về lãi suất: Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả một phần giá trị ngoài phần gốc vay ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần gốc vay ban đầu chính là lãi suất. Đối với một ngân hàng thì lãi suất tiền gửi dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất cho vay dùng để tính lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Để ngân hàng kinh doanh có lãi thì về mặt nguyên tắc lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất tiền gửi bình quân.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của ngân hàng: 2.1 . Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước: Ngày 16/5/2008 NHNN đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN để thay thế cho quyết định 546/2002/QĐ/NHNN về cơ chế lãi suất thoả thuận, quy định cách xác định lãi suất cho vay của cácngân hàng thương mại không được vượt quá 150% lãi suất hiện hành do hành nước công bố. Hiện nay các NHTM thực hiện cho vay cả theo lãi suất thoả thuận và cho vay theo biên độ của lãi suất cơ bản (biên độ 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong cùng thời kì). Còn hoạt động huy động vốn thì tuân theo đúng quy định theo biên độ của lãi suất cơ bản.2.2. Tương quan cung – cầu trên thị trường vốn: Tương quan cung cầu vốn của NHTM trên thị trường cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng của NHTM. Khi NHTM thừa vốn khả dụng, ngân hàng sẽ không khuyến khích huy động vốn vì vậy lãi suất huy động của ngân hàng sẽ kém hấp dẫn. Ngược lại lãi suất cho vay lại khá hấp hẫn để thu hút các khách hàng đến Ngân hàng vay vốn.2.3. Chính sách khách hàng của NHTM: Lãi suất tín dụng của NHTM cũng phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Ví dụ như đối với các khách hàng lớn, để khuyến khích việc mở tài khoản tại ngân hàng mình thì các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất cực kì cạnh tranh và các ưu đãi đi kèm khác. CHƯƠNG II: RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1. Định nghĩa về rủi ro lãi suất: 1.1 Định nghĩa: Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng hoặc gây tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn….. 1.2. 2. Ví dụ: Giả sử một ngân hàng đang có nhu cầu cho vay 2 khoản:- 100 triệu, thời hạn 1 năm, lãi suất thoả thuận 12%/năm (1 năm thay đổi lãi suất 1 lần)- 100 triệu, thời hạn 2 năm, lãi suất thoả thuận 14%/năm (2 năm thay đổi lãi suất 1 lần) Ngân hàng này tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định 8%/năm, nếu vay 1 năm và 9%/năm, nếu vay 2 năm. a.Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ Tình trạng tái tài trợ là tình trạng trong đó kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn tài trợ hay thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó. - Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu, kỳ hạn 1 năm với lãi suất 8%/năm. - Sau 1 năm: + 100 triệu cho vay thời hạn 1 năm được trả. ...

Tài liệu được xem nhiều: