Danh mục

Tiểu luận: Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 114.50 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận với đề tài "Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam" trình bày các nội dung sau: những lý luận cơ bản về quản lý rừng bền vững, thực trạng công tác quản lý rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhận xét về việc thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số phương hướng phát triển quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó di ện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi tr ọc là đ ối t ượng c ủa sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang th ực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí th ấp, ph ương th ức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt đ ược nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền t ảng cho phát triển lâm nghiệp. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và h ệ sinh thái 1 rừng. Nhận thức rõ điều này, em đã lựa chọn và thực hiện đề tài Nghiên cứu một số vấn đề thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. PHẦN I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan về quản lý rừng bền vững Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối th ế kỷ 20 mới dùng khái ni ệm “Đi ều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phương án điều ch ế rừng đ ầu tiên của Việt Nam (được thực hiện 7/1989) là Ph ương án đi ều ch ế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phương th ức điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một m ẫu ph ương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đ ề xu ất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghi ệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, t ất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách l ập ph ương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ- BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm s ản khác. Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhưng đến nay đ ối v ới cán bộ lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả đi ều tra m ới 2 đây của ORGUT cho thấy: có 85% số người được phỏng vấn trả lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhưng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có t ới 75 % trong số đó trả lời là không biết (Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững của Việt Nam do ORGUT th ực hiện trong khuôn khổ Chương trình quản lý bền vững rừng tự nhiên và ti ếp th ị lâm s ản - GTZ tài trợ) Ngoài ra, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truy ền thống sang qu ản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công c ụ th ị tr ường là “Chứng chỉ rừng”. Ý tưởng cấp chứng chỉ rừng do Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) đề cập đến từ những năm đầu thập kỷ 90 như là một “công cụ h ữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp ph ần đáng k ể qu ản lý r ừng bền vững. Tính đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng quốc t ế (FSC) đã c ấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ.. Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước trên thế giới biết đến và sử dụng từ gần 20 năm nay; trong khi đó, ở Việt nam hiện nay khái niệm Chứng ch ỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tại cuộc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007 tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương cho thấy: 45 % số người được phỏng vấn có biết về khái niệm chứng chỉ rừng. Nhưng trong số này chỉ có 34 % có hiểu bi ết r ất mơ hồ về điều kiện được cấp chứng chỉ rừng. Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có th ực tế 3 nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí đang có sự tranh cãi v ề nh ững đi ểm khác nhau của hai khái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: