Danh mục

Tiểu luận: Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung Ương, cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đất nước, góp phần ổn định tình hình khu vực. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức chính quyền hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển chung của quốc tế thực sự là mục tiêu hướng đến của tất cả các nước trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung Ương, cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M Tiểu luận “Những kiến thức rút ra từ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương; cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương “ *** 1 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đất nước, góp phần ổn định tình hình khu vực. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức chính quyền hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển chung của quốc tế thực sự là mục tiêu hướng đến của tất cả các nước trên thế giới. Sau khi nghiên cứu các nội dung của chương III “ Cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương” và chương IV “ cơ cấu tổ chức chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương” trong cuốn sách “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của tác giả S.Chiavo-Campo và P.S.A Sundaram, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á biên dịch, bản thân nhận thấy đây là một tài liệu hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu để hướng đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước các cấp ở nước ta. Những nội dung, kiến thức mà bản thân rút ra được từ các chương trên xin được trình bày cụ thể qua các nội dung được trình bày sau đây. I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC RÚT RA TỪ CHƯƠNG III: “CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG” Có thể xác định rằng, vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích mà là phương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia. Mục đích của việc tổ chức này là nhằm phân bổ các nhiệm vụ của chính quyền để chúng có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trùng lặp và chồng chéo. Do đó, điều quan trọng là xác định thẩm 2 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M quyền và trách nhiệm của các đơn vị hành chính để chúng có thể chịu sự kiểm soát chính trị và hiến pháp một cách thích hợp. Về nguyên tắc phân chia công việc, trong đó nguyên tắc lĩnh vực, nguyên tắc đối tượng ở một số nước cũng như ở Việt Nam. Chúng được thể hiện trong các quy định của hiến pháp hoặc pháp luật về việc phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền bang/địa phương. Ngoài ra, về nguyên tắc chức năng, các đơn vị chính quyền được tổ chức theo chức năng (như nhà ở, y tế, quốc phòng…) trở thành nguyên tắc tổ chức chủ đạo trong hầu hết các chính quyền trung ương. Các nguyên tắc về việc phân nhóm chức năng, ở đây có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của việc nhóm các nhiệm vụ: đó là không phân mảng, không chồng lấn, tầm kiểm sóat và tính thuần nhất. Đây là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy chính quyền trung ương. Tuy nhiên, đối với Việt Nam chúng ta hiện nay thì chức năng nhiệm vụ đang còn chồng chéo rất nhiều ( như việc quản lý dạy nghề, tổ chức dạy nghề giữa Bộ Giáo dục-đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội …) dẫn đến hiệu quả không cao trong quản lý. Số lượng và các loại Bộ ở mỗi nước đều có đặc thù khác nhau. Ở một số quốc gia có cả tổng bộ về công nghiệp. Ở Ấn độ, ngoài Bộ công nghiệp còn có các Bộ khác phụ trách việc khai mỏ thép, công nghiệp nặng… Với kiểu tổ chức Nhà nước liên bang, hệ thống cơ quan hành pháp trung ương Hoa Kỳ có nhiều nét đặc thù so với các nước tổ chức Nhà nước theo chế độ đơn nhất. Số lượng Bộ ở các nước cũng tùy thuộc vào các lý do chính trị trong chính phủ liên hiệp. Tuy nhiên khi xuất hiện những chức năng mới hoặc chức năng cũ được mở rộng thì Chính phủ thường có xu hương giao chức năng đó ho một bộ mới hoặc cơ quan độc lập. Một số nước ( Anh, Mỹ…) đã tránh xu hướng thành lập các bộ mới bằng cách tạo ra các đơn vị mới trong các bộ hiện hành hoặc giao chức năng đó cho các cơ quan không phải cấp bộ. Ở Trung Hoa để 3 Tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Hồ Quang Minh – CH 16M giảm bớt quy mô chính quyền thì sử dụng ba điều chỉnh, đó là điều chỉnh chức năng, điều chỉnh tổ chức và điều chỉnh cán bộ. Qua các số liệu thống kê cho thấy, những nước có số lượng đông dân cư thì có số lượng lớn các bộ thuộc chính phủ trung ương và tình trạng này cũng xảy ra với các nhà nước đơn nhất, có cơ cấu chính quyền tập trung. Số lượng các bộ thật ra không hoàn toàn theo quy mô dân số ( Trung Hoa thì mỗi bộ phải phục vụ hơn 43 triệu dân, trong khi đó ở đảo Cook thì mỗi bộ chỉ phục vụ cho khoảng 1300 dân). Số lượng các bộ ở đây chính là do sự tính toán của các nhà chính trị cấp cao. Hiện nay xu hướng giảm số lượng các bộ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như một số nước Châu phi, Xingapo, Ôxtrâylia, Trung Hoa, Italia… Vậy có cơ cấu nào có thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay hay không? Thực sự thì không thể có một đề xuất về con số các bộ cho một chính quyền trung ương thích hợp được, nó chỉ mang tính tương đối, bởi mỗi nước phải lựa chọn cho mình cách làm phù hợp với truyền thống hành chính và thực tiễn chính trị của mình. Tuy nhiên theo tài liệu thì trên cơ sở kinh nghiệm và lịch sử của các nước khác nhau, cơ cấu cho đa số các nước đang phát triển khoảng 11 bộ là đủ và thích hợp. Cụ thể như: tài chính và lập kế hoạch (gồm cả việc quản lý các nguồn viện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: