Danh mục

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 9,500 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp nhằm trình bày về tác động của đòn bẩy tài chính (nợ) trong một nền kinh tế cạnh tranh không có thuế, các giả định của MM, giả định thị trường vốn và lập luận của Modigliani và Miller.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp Tiểu luậnCHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆPLời mở đầu Modigliani và Miller (MM) đã xây dựng lên Lý thuyết MM, trong đó hai ông chorằng trong các thị trường vốn hoàn hảo thì chính sách cổ tức và các quyết định tài trợ làkhông quan trọng, không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Vì vậy chính sách nợkhông được đặt thành vấn đề. Tuy nhiên trong thực tế thì không phải như vậy, việc ápdụng một chính sách nợ như thế nào để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối ưu hóa hoạtđộng của doanh nghiệp luôn làm đau đầu các Giám đốc Tài chính. MM cho rằng chính sách cổ tức không quan trọng trong thị trường vốn hoàn hảo, vàcác quyết định tài trợ cũng không tạo thành vấn đề trong các thị trường hoàn hảo. TheoĐịnh đề I của hai ông: “Một doanh nghiệp không thể thay đổi tổng giá trị các chứngkhoán của mình bằng cách phân chia các dòng tiền thành các dòng khác nhau: giá trị củadoanh nghiệp được xác định bằng các tài sản thực chứ không phải bằng các chứng khoánmà doanh nghiệp phát hành”. Như vậy cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị doanhnghiệp khi các quyết định đầu tư của doanh nghiệp đã được định sẵn. Trong chương 15 chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh mà Lý thuyết MM chưa đề cậpđến. Đó là thuế, chi phí phá sản doanh nghiệp, chi phí kiệt quệ tài chính; là mâu thuẫnquyền lợi có thể có giữa những người nắm giữ chứng khoán của doanh nghiệp hay cácvấn đề về thông tin bất cân xứng, trật tự phân hạng khi doanh nghiệp xác định nguồn vốntài trợ và các tác động kích thích của đòn bẩy tài chính đối với các quyết định đầu tư vàchi trả cổ tức của ban điều hành. Chúng ta sẽ kết hợp các hiểu biết về lý thuyết của MMvới các tác động của thuế, chi phí phá sản và khánh kiệt tài chính cùng với nhiều yếu tốkhác để trên cơ sở đó công nhận rằng chính sách nợ có tác động nhất định đến giá trịdoanh nghiệp. CHƯƠNG 14: CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 14.1 TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (NỢ) TRONG MỘT NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH KHÔNG CÓ THUẾ a. Các giả định của MM Giả định thị trường vốn là hoàn hảo và đáp ứng các điều kiện sau - Không có các chi phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán. - Có đủ số người mua và bán trên thị trường, vì vậy không có nhà đầu tư riêng lẻ nào có ảnh hưởng lớn đối với giá cả chứng khoán. - Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả các nhà đầu tư và không phải mất tiền. - Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất. - Giả định rủi ro là đồng nhất. - Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi. b. Lập luận của Modigliani và Miller Định đề I của MM: trong một thị trường hoàn hảo, bất kỳ một kết hợp chứng khoángnào cũng đều tốt như nhau. Giá trị của doanh nghiệp không chịu tác động của lựa chọncấu trúc vốn. Nghĩa là, một doanh nghiệp không thể thay đổi tổng giá trị các chứng khoán của mìnhbằng cách phân chia các dòng tiền thành các dòng khác nhau: giá trị của doanh nghiệpđược xác định bằng tài sản thực chứ không phải bằng các chứng khoán mà doanh nghiệpphát hành. Như vậy cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Ví dụ: Cho hai doanh nghiệp phát sinh cùng một dòng các lợi nhuận hoạt động và chỉkhác nhau ở cấu trúc vốn: - Doanh nghiệp U không có đòn bẫy tài chính, do đó EU tổng giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng bằng VU là tổng giá trị của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp L có đòn bẫy tài chính, giá trị cổ phần của doanh nghiệp này bằng giá trị của doanh nghiệp trừ giá trị của nợ, tức là: EL = VL - DL Nếu mua 1% cổ phần của U, đầu tư của ta sẽ là 0,01VU và có quyền hưởng 1% tổnglợi nhuận: Đầu tư Thu nhập Vồn cổ phần 0,01 VU 0,01 Lợi nhuận Nếu mua cùng tỷ lệ cả nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp L. Đầu tư và thu nhập lúcđó là: Đầu tư Thu nhập Nợ 0,01 DL 0,01 Lãi Vốn cổ phần 0,01 EL 0,01 (Lợi nhuận – Lãi) Tổng Cộng 0,01 (DL + EL ) = 0,01 VL 0,01 Lợi nhuận Ta thấy, đầu tư vào doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính hay có sử dụngđòn bẩy thì cũng đều cho ta cùng một mức thu nhập như nhau: 1% lợi nhuận hoạt độngcủa doanh nghiệp. - Trong thị trường vận hành tốt thì đầu tư cho thu nhập giống nhau phải có chi phí như nhau tức ( 0,01 VU = 0,01 VL). Vậy giá trị của doanh nghiệp không có nợ phải bằng giá trị của doanh nghiệp có vaynợ. Trường hợp người đầu tư (thích rủi r ...

Tài liệu được xem nhiều: