Danh mục

Tiểu luận: Tình hình sản xuất – tiêu thụ đường tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.67 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự động hóa trên toàn bộ dây chuyền sản xuất được áp dụng rông rãi trong các nhà máy đường. Nền công nghiệp đường đã phát triển tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho nhân dân và góp phần xây dựng cho sự phát triển kinh tế nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tình hình sản xuất – tiêu thụ đường tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM Tiểu luận môn: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG BÁNH KẸO Đề tài: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Lớp ĐHTP5LT – Nhóm 2 GVHD: Hồ Xuân Hương SV: Trần Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Hoàng Trần Thị Minh Nhật Hà Trần Quỳnh Như Phạm Thị Thảo Sương LỜI MỞ ĐẦU  Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, nghề làm đường thủ công ở nước ta cũng phát triển mạnh. Trong thời kỳ Pháp thuộc, ngành đường nước ta phát triển một cách chậm chạp, sản xuất thủ công là chủ yếu. Lúc này ta chỉ có 2 nhà máy đường hiện đại: Hiệp Hòa (miền nam) và Tuy Hòa (miền trung). Theo thống kê năm 1939 toàn bộ lượng đường mật tiêu thụ là 100.000 tấn. Sau ngày hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lòng nhiệt tình lao động của nhân dân ta cộng với giúp đỡ của các nước XHCN ngành đường nước ta ngày càng bắt đầu phát triển. Khi đất nước thống nhất, chúng ta tiếp tục xây dựng thêm một số nhà máy đường hiện đại ở miền Nam như: nhà máy đường Quảng Ngãi (1.500 tấn mía/ngày), Hiệp Hòa (1.500 tấn mía/ngày), nhà máy đường Phan Rang (350 tấn mía/ngày), 2 nhà máy đường tinh luyện Khánh Hội (150 tấn mía/ngày) và Biên Hòa (200 tấn mía/ngày), gần đây ta xây dưng thêm 2 nhà máy đường mới: La Ngà (2.000 tấn mía/ngày), Lam Sơn (1.500 tấn mía/ngày)... Trong những năm gần đây ngành đường đã phát triển một cách nhanh chóng, vấn đề cơ khí hóa, liên tục hóa và tự động hóa trên toàn bộ dây chuyền sản xuất được áp dụng rông rãi trong các nhà máy đường. Nền công nghiệp đường đã phát triển tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng cho nhân dân và góp phần xây dựng cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trên đà phát triển đó thì tình hình tiêu thụ và sản xuất đường ở nước ta từ năm 2008 đến nay có những chuyển biến như thế nào? Sau đây là những tìm hiểu của chúng em. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Phân biệt các loại đường Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam: hiện nay trên thị trường có 3 loại đường: Đường thô (raw sugar): là loại đường có độ tinh khiết thấp, chất lượng kém, màu nhiều, sản xuát theo dây chuyên thủ công như đường tán, đường vàng… RE: là chữ viết tắt của Refined Extra - Đường tinh luyện thượng hạng. Ngoài sản phẩm đường tinh luyện RE thượng hạng, chúng tôi còn nhận sản xuất và cung cấp đường RE đặc biệt tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng. RS: là chữ viết tắt của Refined Standar - Đường tinh luyện tiêu chuẩn. Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ hạt khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tùy theo cỡ hạt mà đường RE có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: RE thị trường - RE sản xuất - RE hạt nhuyễn - RE hạt mịn. 1.2. Mức tiêu thụ đường ở Việt Nam Mức tiêu dùng đường theo nhu cầu sinh học đối với cơ thể người khoảng 12g/kg thể trọng/ngày. Mức tiêu dùng bình quân của thế giới là 24 kg/người/năm (đặc biệt là Mỹ 44 kg/người/năm, Anh là 42 kg/người/năm). Hiện nay ở Việt Nam mức tiêu dùng đường bình quân là 12 kg/người/năm (trong đó 4 kg cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và 8 kg thông qua các sản phẩm chế biến khác). Rõ ràng so với mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới (chỉ bằng 50%). Có thể giải thích điều này như sau: Các nước phát triển, đường được ăn chủ yếu thông qua các sản phẩm chế biến nhiều hơn rất nhiều so với ăn trực tiếp. Việt Nam là nước chậm phát triển nên đường ăn trực tiếp là chủ yếu. Dân ta còn nghèo, nước ta có nhiều loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới có hàm lượng đường lớn, nên khẩu phần đường đã được thay thế phần lớn khi ăn các dạng hoa quả. Mặt khác cũng xuất phát từ tập quán ăn uống của người Việt Nam ăn ngọt ít, không dùng nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong tiêu thụ, có thể đưa ra các nguyên nhân của tình trạng này như sau: Thứ nhất, đường sản xuất theo thời vụ nhưng tiêu dùng quanh năm. Do lượng đường sản xuất ra đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng và có dư thừa, nên các hộ tiêu thụ đường lớn đã không dự trữ đường như các năm để tránh chịu thuế VAT và lãi Ngân hàng. Vì vậy lượng đường mía tồn kho trong các nhà máy tăng, tăng sức ép thiếu vốn, buộc các nhà máy phải bán với giá thấp để có tiền thanh toán cho nông dân. Thứ hai, sự diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp có sử dụng đường, làm giảm sức mua và sức tiêu dùng đường của nhân dân. Thứ ba, đường, bánh kẹo của các sản phẩm có sử dụng đường được nhập lậu vào nước ta và chiếm một thị phần không nhỏ và cạnh tranh với các sản phẩm đường và từ đường của ta. Thứ tư, nhiều nhà máy đường không có hệ thống đại lý thực sự (làm ăn nghiêm túc), không có kế hoạch sản xuất tiêu thụ đường, không có hiệp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất… 1.3. Cung sản phẩm đường mía Việc phát triển ngành mía đường có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta 200.000 tấn/năm. Trong thời gian tới lượng cung đường sẽ tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu tiêu dùng đường của nhân dân không biến động nhiều có thể làm lượng dư thừa ngày một tăng lên. Con đường giải quyết sẽ là xuất khẩu. Trong khi giá thành sản xuất đường của ta lại cao (gấp 1,4-1,8 lần bình quân chung của thế giới). Nếu với mục tiêu phấn đấu giữ giá mía tại ruộn ...

Tài liệu được xem nhiều: