Danh mục

Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Trần Thị Hồng Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.16 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và tiến hành cải cách hành chính nhà nước, chúng ta đã qua một số lần sắp xếp lại cơ cấu Chính phủ theo hướng tổ chức ngày càng nhiều hơn các bộ đa ngành, đa lĩnh vực để có một cơ cấu Chính phủ gọn nhẹ hơn, với số lượng bộ ngày càng ít hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Trần Thị Hồng MinhHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ---o0o--- BÀI TIỂU LUẬNTỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Kim Sơn Học viên: Trần Thị Hồng Minh Lớp: CHHCC 16M Huế, tháng 8/2012Bài tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và tiến hành cải cáchhành chính nhà nước, chúng ta đã qua một số lần sắp xếp lại cơ cấu Chính phủ theohướng tổ chức ngày càng nhiều hơn các bộ đa ngành, đa lĩnh vực để có một cơ cấuChính phủ gọn nhẹ hơn, với số lượng bộ ngày càng ít hơn. Tuy nhiên cho đến nay, sốlượng các bộ vẫn còn khá nhiều so với mặt bằng chung của các quốc gia trên thế giới,bộ máy Chính phủ vẫn đang khá đồ sộ với một khối lượng công việc khá lớn, khánhiều, trong đó có một số nhiệm vụ chưa phải đích thực là của bộ; đồng thời cũngcòn nhiều chồng chéo, vướng mắc giữa các bộ trong việc thực hiện chức năng quảnlý nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ công và đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhànước tại doanh nghiệp. Chính quyền địa phương là bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống chính quyềnnhà nước, có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như trongviệc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củacá nhân, tổ chức được thực hiện trong thực tiễn. Do đó, việc xây dựng một hệ thốngchính quyền gọn nhẹ, hoạt động có trách nhiệm, công khai, minh bạch và hiệu quảđòi hỏi sự nghiên cứu xem xét tổng thể hệ thống pháp luật quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động cũng như các điều kiện thực tiễn để cógiải pháp cải cách hợp lý và khả thi. Qua việc nghiên cứu cuốn sách tham khảo “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hànhchính công trong một thế giới cạnh tranh” tôi đã học được và rút ra được một vài vấnđề liên quan đến cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương, chính quyền cấp dướivà chính quyền địa phương; từ đó tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài khuyến nghị đốivới Việt Nam để vận dụng, áp dụng. Với thời gian học tập, nghiên cứu còn hạn chế, nên chắc chắn tiểu luận nàycòn nhiều thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến xây dựng củaquý thầy giáo và anh chị để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. 2Bài tiểu luận môn Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước PHẦN NỘI DUNG I. Những vấn đề học được, rút ra được từ chương 3 và chương 4 củasách tham khảo “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thếgiới cạnh tranh” Vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích mà làphương tiện, biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia. Mục đích của việctổ chức này là nhằm phân bổ các nhiệm vụ của chính quyền để chúng có thể đượcthực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trùng lặp và chồng chéo. Dođó, điều quan trọng là xác định lĩnh vực thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vịhành chính để chúng có thể chịu sự kiểm soát chính trị và hiến pháp một cách thíchhợp. Chính phủ trung ương ở tất cả các nước được tổ chức thành các bộ khác nhauvà rất nhiều đơn vị hỗ trợ khác trong và ngoài phạm vi cơ cấu của bộ. Chức năng đãtrở thành nguyên tắc chủ đạo để thành lập các bộ và tổ chức công việc của chính phủ.Đến lượt mình, các chức năng được phân thành nhóm theo tiêu chí không phân mảng,không chồng chéo, phạm vi kiểm soát và tính thuần nhất. Những tiêu chuẩn này cũngxác định cơ sở hợp lý của việc thành lập các bộ mới để đảm đương các chức năngmới. Cơ cấu hành chính của quốc gia và các yếu tố văn hoá cũng liên quan tới cáchthức tổ chức của chính phủ. Ngoài vấn đề chức năng, thỉnh thoảng các bộ mới có thểđược thành lập để báo hiệu những ưu tiên chính sách mới, ví dụ về vấn đề bảo vệ môitrường. Áp lực cắt giảm chi tiêu công và thu hẹp quy mô hành chính đã buộc một sốnước tổ chức lại và giảm bớt số lượng các bộ của chính phủ theo các cách khác nhau.Xu hướng này được củng cố thêm do việc phi tập trung hoá và yêu cầu tăng thêmthẩm quyền và nguồn lực của các đơn vị chính quyền cấp dưới. Theo quy tắc chung,số lượng các bộ không nên quá lớn ảnh hưởng đến việc điều phối và cũng không quánhỏ để làm tăng quá mức khối lượng công việc cho mỗi bộ và làm giảm trách nhiệmcủa chúng. Trong mọi trường hợp, thách thức chủ yếu không phải là xác định sốlượng lý tưởng các cơ quan của chính phủ trung ương, mà phải xác định được nhữngnhiệm vụ cơ bản của chính quyền, thiết lập những cơ cấu tổ chức gắn kết một cáchhợp lý để thực thi những nhiệm vụ này và điều quan trọng hơn cả là áp dụng các quytắc, các biện pháp khuyến khích bằng vật chất và phi vật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: