Danh mục

Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.72 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia, nghiên cứu nội dung cơ bản học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và vai trò của học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy HoàngMỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA – TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ .....4 1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) ....................................................................................4 1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia ..........................................................4 1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) .......................................................................................5 1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử ................................................................6 1.2.1. Pháp .........................................................................................................6 1.2.2. Thế ...........................................................................................................7 1.2.3. Thuật ........................................................................................................8 CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG .........................................................................................................................10 2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN) ......................................................................10 2.2. Thời đại mới với nhiều thay đổi – Cần đến một quan niệm Quốc trị mới ............11 2.3. Tần Thủy Hoàng với triết lý Pháp gia trong sự nghiệp trị quốc . ............................12 2.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc .................. ............................12 2.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương ........... ............................14 2.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền ........ ............................17 KẾT LUẬN.................................................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................24HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNGLỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối ưu nhất. Nhưng, chỉ có luật pháp không thì chưa đủ, mà cần có sự vận dụng nó một cách đúng đắn mới phát huy được hiệu quả tối đa. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia. Pháp gia là trường phái triết học được ra đời tại Trung Hoa. Trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản chép đầu tiên về pháp luật. Và vị vua đầu tiên của lịch sử đã áp dụng tư tưởng này một cách triệt để, có hiệu quả trong việc trị nước chính là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa và xây dựng Nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Từ những thành công to lớn này đã khẳng định được vai trò quan trọng của học thuyết pháp trị trong việc ổn định chính trị và phát triển xã hội. Đồng thời, từ việc nghiên cứu những giá trị của học thuyết pháp trị sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công và tội của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Bên cạnh đó ta nhận thấy nghiên cứu về pháp trị và pháp luật mang tính thời sự rất cao. Bởi qua bao nghìn năm phát triển, pháp luật và pháp trị không có thay đổi, mà nhìn chung nó chỉ cải tiến, và hoàn thiện mình trước sự thay đổi của thời đại, để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Và nó không còn là riêng một quốc gia hay dân tộc nào nữa, mà giờ đây nó hiện diện trong từng quốc gia, trong nhiều tổ chức Quốc tế. Chính vì những thực tiễn trên mà tôi đã chọn đề tài tiểu luận “Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng”.Page 1HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:  Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi của 2 tác giả: Triệu Quang Minh, và Trần Thị Lan Hương, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2009.  Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi của tác giả Nguyễn Tài Đông, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2006.  Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Kim Bình, được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng năm 2008.  Luận bàn về tính thiện ác trong học thuyết Tuân Tử - Hàn Phi của tác giả Phạm Việt Hưng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và s ...

Tài liệu được xem nhiều: