Danh mục

Tiểu luận: Xã hội học y tế

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 449.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Xã hội học y tế nhằm trình bày vai trò của dân số và y tế, tác động của dân số đến y tế, quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe, quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam, gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Xã hội học y tế Xã hội học dân số Tiểu luậnXã hội học y tế 1 Xã hội học dân số 7.2. DÂN SỐ VÀ Y TẾ Sức khỏe con người là một trong những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của tất cảcác quốc gia trên thế giới. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe banđầu tại Alma Ata (năm 1978) Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân sốvà phát triển tại Cairo (năm 1994), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chăm sócsức khỏe đối với việc phát triển chất lượng dân số và ổn định quy mô, cơ cấu dân số[2,107]. Ở Việt Nam, trong Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 đã khẳng định:“Dân số là một phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong nhữngyếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toànxã hội, góp phần quyết định để thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước”. Chiến lượcvề dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nềntảng trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện chiếnlược này cần đến sự đóng góp quan trọng của ngành Y tế bởi dân số và hoạt động chămsóc sức khỏe có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. 7.2.1. Tác động của dân số đến y tế 7.2.1.1. Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sứckhỏe Vấn đề dân số bao gồm: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân cư. Đây lànhững thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước, tác động trực tiếp đối vớisự phát triển ngành y tế nước ta. Trong đó, quy mô và tốc độ gia tăng dân số chẳngnhững làm cho mức độ cải thiện y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bị chậm đi, màcó thể không được cải thiện hoặc thậm chí kém đi. Nói cách khác, trong trường hợp nàydân số có tác động tiêu cực đối với sự phát triển y tế [3; 77]. Trong bối cảnh đó, nguy cơlây nhiễm bệnh tật, bùng phát các ổ dịch bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong sẽ xảy ra cao. Trong 2 Xã hội học dân số“Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010” đã nhận định: “Chất lượng dân số nước tacòn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do đó, nâng cao chất lượng dân số vừa là mục tiêu,vừa là biện pháp tốt để giảm sức ép tới ngành y tế. a/ Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục thống kê dân số: Tổng số dân của Việt nam vào 0 giờngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, trong đó có 25.374.262 người cư trú ởkhu vực thành thị, chiếm 29,6%; và có 43.307.024 người là nữ, với tỷ số giới tính đạtmức 98,1 nam trên 100 nữ. Từ thời điểm 01/4/1999, dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệungười, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trongthời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009 là 1,2%/ năm, giảm mạnh so với thờikỳ 1989- 1999.( Theo “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009;www.google.com). Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong thập kỷ qua,nhất là từ khi triển khai thực hiện Chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đến năm2000 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa VII về chính sách DS- KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS- KHHGĐViệt Nam đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đóigiảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người(GDP) hàng năm trong thập kỷ qua. Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng quy mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớndo số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Trung bình mỗi năm dân sốViệt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Như vậy, vấn đề dân số baogồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớnđối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cảhiện tại và trong tương lai. 3 Xã hội học dân số Bảng 1: Tình hình dân số trung bình hàng năm ở nước ta năm 1999- 2008. (Đơn vị: 1000 người) Năm Tổng số Nam Nữ 1999 76.596,70 37.662,1 38.934,6 2000 77.635,40 38.166,4 39.469,0 2001 78.685,80 38.684,2 40.001,6 2002 79.727,40 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: