Tiêu-Phương-Nhai Sứ Giao Lục Tự
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 103.34 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lúc đức Hoàng-đế (tức Nguyên-Thành-Tông) lên ngôi, vào tháng mạnh-hạ (tức là tháng 4) năm Giáp-Ngọ, Chí-Nguyên (1294), cảnh trời đất phát huy, nhân-vật vui mừng yên nghiệp, ngọn gió êm dịu, hạt mưa ngọt ngào, khắp cả các xứ xa gần. Đầu tiên bỏ sự chinh-chiến miền Nam, lựa chọn sứ-thần qua dụ, sai Lễ-Bộ Thị-Lang là Lý-Hãn qua An-nam, mà tôi là Thái-Đăng cùng đi một lần. Dẹp võ, dùng văn, việc rạng rỡ của nhà Đường và nhà Ngu, không những mình trông thấy mà lại còn đương lấy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu-Phương-Nhai Sứ Giao Lục Tự Tiêu-Phương-Nhai Sứ Giao Lục Tự (Bài Tựa Của Tiêu-Phương-Nhai Đi Sứ Giao-Châu) 2 Lúc đức Hoàng-đế (tức Nguyên-Thành-Tông) lên ngôi, vào tháng mạnh-hạ (tức là tháng 4) năm Giáp-Ngọ, Chí-Nguyên (1294), cảnh trời đất phát huy, nhân-vật vui mừng yên nghiệp, ngọn gió êm dịu, hạt mưa ngọt ngào, khắp cả các xứ xa gần. Đầu tiên bỏ sự chinh-chiến miền Nam, lựa chọn sứ-thần qua dụ, sai Lễ-Bộ Thị-Lang là Lý-Hãn qua An-nam, mà tôi là Thái-Đăng cùng đi một lần. Dẹp võ, dùng văn, việc rạng rỡ của nhà Đường và nhà Ngu, không những mình trông thấy mà lại còn đương lấy. Ở Trung-Hoa đi ra nơi nguyên-thấp (đất đại ẩm thấp), trải qua con đường muôn dặm ruổi giong, thư-sinh không thể làm tướng, thì làm sứ, đó là chí-hướng và vinh-dự của người xưa, tôi là phận nhỏ mọn mà lạm phần sứ-vụ, khi được sứ-mệnh lên đường ngày đêm gìn giữ phận sự, trong lúc đi đường thấy cái gì, nghe điều gì, thì ghi chép hết, không ngờ thành được tập sách, về khắc bản ấn hành để phổ biến truyện ấy. Có người khách chê cười rằng, đây là bản nhật-ký của anh đi sứ Giao-Chỉ, khắc bản ấn hành cho công chúng xem, không khỏi bị người ta chê cười là cầu danh. Nói như thế chỉ tỏ cái tiết liêm khiết ngắn ngủi cái tính cẩn-thận nhỏ mọn, mà làm mất điều hay của triều-đại thái-bình, ấy là sự xấu hổ lớn lao của kẻ thần-tử, tôi đâu dám theo chỗ tiểu-tiết mà cam chịu điều sĩ lớn như vậy. Xét từ đời Tam-Đại (Hạ, Thượng, Chu) trở xuống, sự thịnh trị của Trung- Quốc không triều đại nào hơn nhà Hán và nhà Đường. Thế mà Triệu-Đà chỉ là một chức quan cũ của nhà Tần, tiếm hiệu xưng Hoàng-đế, lại cử binh đánh quận Trường-Sa, mà vua Hán-Văn-Đế phải hạ lời mình đưa thư sang. Nước Cao-Ly là một nước được phong làm chư-hầu, quật cường ở phương- đông, không chịu theo chính-sóc, mà vua Đường Thái-Tông thân chinh, cũng không được. Bây giờ trời mở vận-hội oai-hùng cho triều-đình kế tiếp, Thế-Tổ Hoàng-đế là thánh quân, san bằng hết các tay hùng cứ, sáp nhập các khu-vực làm một, khắp trong trời đất, không sót một người nào không phải qui thuận. Đức Hoàng-đế đương kim lên chínhvị, đại-xá thiên-hạ, chỉ dùng tờ chiếu chỉ khổ giấy thước hai, sai đình-thần hai người đi sứ nơi tuyệt-vực, phàm những chỗ núi sông hiểm trở là có vẻ oai trời chói sáng đến nơi, kịp đến khi sứ thần đến bờ cõi, thì các vị trọng-thần ra nghinh-tiếp; khi tới đô-thị thì có các vị tôn-tộc đi theo chầu hầu, khi tới sứ-quán, thì có quốc-chủ thân- hành tới hỏi thăm, cuộc nghinh tiếp long trọng, thấy người tá chạy qua chạy lại, mệt nhọc đổ mồ hôi, nín thở mà nghe lời chiếu chỉ, cúi đầu lạy mừng, hình như tới tận sân chầu triều-đình. Dâng tờ biểu chúc mừng và xưng thần cống phẩm-vật, không dám để trể thì giờ; sự long thịnh của Trung-Quốc, chưa có đời vua nào bằng được như thế. Nếu không biên chép mà truyền lại lâu xa, thì lấy gì mà bày tỏ đức hóa của Thánh-Triều. Bản biên-lục nầy, kể từ Kinh-đô đến nước An-nam, phàm những châu, quận, núi, sông, nhânvật, lễ-nhạc, các hạng người cũ, cùng người ẩn-dật, chính sự gì hay, phong tục gì khác, cây lạ, hoa hiếm, tình người, phép cai trị, các phương thuốc chữa lành bệnh, theo thứ tự hàng ngày ghi biên rõ ràng làm thành một tập. Kính lục lời chiếu, chép trên đầu quyển, rồi chép tờ biểu đáp lại của Thế-Tử dâng lên và cống phẩm-vật; sau biên cả các bài thư tống hành của các bậc lão-thần trong triều, còn những bài thư ngâm vịnh trong tiệc, cũng được chép vào cuối tập, ngõ hầu đời sau được biết sự thịnh-vượng của thánh-triều cai-trị muôn nước, và người đi sứ cùng kẻ làm quan ở nơi xa cũng có đủ sự-tích mà khảo xét, chứ không phải là sự vinh-dự riêng của Thái-Đăng cá-nhân mà thôi. Xưa ông Thái-Sử-Công (tức Tư-Mã-Thiên), đi khắp trong thiên-hạ, phương Nam đi cả sông Giang, sông Hoài; phương Bắc, đi tới quận Trác-Lộc. Nay Thái-Đăng, phương Bắc đi từ Khai-Bình, Nam tới Giao-Chỉ, cuộc du-lịch nầy thật là kỳ-tuyệt, đủ làm một pho kỷ-thuật hay nhất trong đời. Năm Đại-Đức thứ 5 (1301), vua Thành-Tông nhà Nguyên sai Thượng-thư Mã-Hạp-Ma, Lễ-Bộ Thị- Lang Kiều-Tông-Khoan mang chiếu qua dụ vua An-nam, nên theo kỳ hạn 3 năm qua triều cống một lần; kịp khi vua An-nam tự sai sứ đến triều-cống thì triều-đình không sai sứ nữa, nhưng vẫn cho dẫn sứ-thần An-nam là bọn Đặng-Nhữ-Lâm trở về nước. Năm Chí-Đại nguyên- niên (1308), vua Vũ-Tông nhà Nguyên sai Lễ-Bộ Thượng-thư An-Lỗ-Oai, Lại-Bộ Thị-Lang Lý-Kinh, Binh-Bộ Thị-Lang Cao-Phục-Lễ sang sứ An- nam để tuyên lời chiếu dụ tức vị của Vũ-Tông Hoàng-đế. Lúc đó, Trần- Nhật-Tốn đã mất, nên Thế-Tử Trần-Nhật-Suỷ sai sứ-thần qua dâng lời biểu hạ và cống lễ vật. Năm Chí-Đại thứ 4 (1311), sai Lễ-Bộ Thượng-thư Nãi-Mã-Đại, Lại-Bộ Thị- Lang Nhiếp-Cổ-Bá, Binh-Bộ Lang-Trung Đỗ-Dữ-Khả đi sứ An-nam để tuyên lời chiếu-văn tức vị của Nhân-Tông Hoàng-đế. Qua năm đầu Hoàng- Khánh (1312) Thế-Tử Trần-Nhật-Suỷ sai sứ qua dâng lời biểu hạ và cống lễ vật. Năm đầu hiệu Chí-Trị (1321), vua Anh-Tông sai Lại-Bộ Th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu-Phương-Nhai Sứ Giao Lục Tự Tiêu-Phương-Nhai Sứ Giao Lục Tự (Bài Tựa Của Tiêu-Phương-Nhai Đi Sứ Giao-Châu) 2 Lúc đức Hoàng-đế (tức Nguyên-Thành-Tông) lên ngôi, vào tháng mạnh-hạ (tức là tháng 4) năm Giáp-Ngọ, Chí-Nguyên (1294), cảnh trời đất phát huy, nhân-vật vui mừng yên nghiệp, ngọn gió êm dịu, hạt mưa ngọt ngào, khắp cả các xứ xa gần. Đầu tiên bỏ sự chinh-chiến miền Nam, lựa chọn sứ-thần qua dụ, sai Lễ-Bộ Thị-Lang là Lý-Hãn qua An-nam, mà tôi là Thái-Đăng cùng đi một lần. Dẹp võ, dùng văn, việc rạng rỡ của nhà Đường và nhà Ngu, không những mình trông thấy mà lại còn đương lấy. Ở Trung-Hoa đi ra nơi nguyên-thấp (đất đại ẩm thấp), trải qua con đường muôn dặm ruổi giong, thư-sinh không thể làm tướng, thì làm sứ, đó là chí-hướng và vinh-dự của người xưa, tôi là phận nhỏ mọn mà lạm phần sứ-vụ, khi được sứ-mệnh lên đường ngày đêm gìn giữ phận sự, trong lúc đi đường thấy cái gì, nghe điều gì, thì ghi chép hết, không ngờ thành được tập sách, về khắc bản ấn hành để phổ biến truyện ấy. Có người khách chê cười rằng, đây là bản nhật-ký của anh đi sứ Giao-Chỉ, khắc bản ấn hành cho công chúng xem, không khỏi bị người ta chê cười là cầu danh. Nói như thế chỉ tỏ cái tiết liêm khiết ngắn ngủi cái tính cẩn-thận nhỏ mọn, mà làm mất điều hay của triều-đại thái-bình, ấy là sự xấu hổ lớn lao của kẻ thần-tử, tôi đâu dám theo chỗ tiểu-tiết mà cam chịu điều sĩ lớn như vậy. Xét từ đời Tam-Đại (Hạ, Thượng, Chu) trở xuống, sự thịnh trị của Trung- Quốc không triều đại nào hơn nhà Hán và nhà Đường. Thế mà Triệu-Đà chỉ là một chức quan cũ của nhà Tần, tiếm hiệu xưng Hoàng-đế, lại cử binh đánh quận Trường-Sa, mà vua Hán-Văn-Đế phải hạ lời mình đưa thư sang. Nước Cao-Ly là một nước được phong làm chư-hầu, quật cường ở phương- đông, không chịu theo chính-sóc, mà vua Đường Thái-Tông thân chinh, cũng không được. Bây giờ trời mở vận-hội oai-hùng cho triều-đình kế tiếp, Thế-Tổ Hoàng-đế là thánh quân, san bằng hết các tay hùng cứ, sáp nhập các khu-vực làm một, khắp trong trời đất, không sót một người nào không phải qui thuận. Đức Hoàng-đế đương kim lên chínhvị, đại-xá thiên-hạ, chỉ dùng tờ chiếu chỉ khổ giấy thước hai, sai đình-thần hai người đi sứ nơi tuyệt-vực, phàm những chỗ núi sông hiểm trở là có vẻ oai trời chói sáng đến nơi, kịp đến khi sứ thần đến bờ cõi, thì các vị trọng-thần ra nghinh-tiếp; khi tới đô-thị thì có các vị tôn-tộc đi theo chầu hầu, khi tới sứ-quán, thì có quốc-chủ thân- hành tới hỏi thăm, cuộc nghinh tiếp long trọng, thấy người tá chạy qua chạy lại, mệt nhọc đổ mồ hôi, nín thở mà nghe lời chiếu chỉ, cúi đầu lạy mừng, hình như tới tận sân chầu triều-đình. Dâng tờ biểu chúc mừng và xưng thần cống phẩm-vật, không dám để trể thì giờ; sự long thịnh của Trung-Quốc, chưa có đời vua nào bằng được như thế. Nếu không biên chép mà truyền lại lâu xa, thì lấy gì mà bày tỏ đức hóa của Thánh-Triều. Bản biên-lục nầy, kể từ Kinh-đô đến nước An-nam, phàm những châu, quận, núi, sông, nhânvật, lễ-nhạc, các hạng người cũ, cùng người ẩn-dật, chính sự gì hay, phong tục gì khác, cây lạ, hoa hiếm, tình người, phép cai trị, các phương thuốc chữa lành bệnh, theo thứ tự hàng ngày ghi biên rõ ràng làm thành một tập. Kính lục lời chiếu, chép trên đầu quyển, rồi chép tờ biểu đáp lại của Thế-Tử dâng lên và cống phẩm-vật; sau biên cả các bài thư tống hành của các bậc lão-thần trong triều, còn những bài thư ngâm vịnh trong tiệc, cũng được chép vào cuối tập, ngõ hầu đời sau được biết sự thịnh-vượng của thánh-triều cai-trị muôn nước, và người đi sứ cùng kẻ làm quan ở nơi xa cũng có đủ sự-tích mà khảo xét, chứ không phải là sự vinh-dự riêng của Thái-Đăng cá-nhân mà thôi. Xưa ông Thái-Sử-Công (tức Tư-Mã-Thiên), đi khắp trong thiên-hạ, phương Nam đi cả sông Giang, sông Hoài; phương Bắc, đi tới quận Trác-Lộc. Nay Thái-Đăng, phương Bắc đi từ Khai-Bình, Nam tới Giao-Chỉ, cuộc du-lịch nầy thật là kỳ-tuyệt, đủ làm một pho kỷ-thuật hay nhất trong đời. Năm Đại-Đức thứ 5 (1301), vua Thành-Tông nhà Nguyên sai Thượng-thư Mã-Hạp-Ma, Lễ-Bộ Thị- Lang Kiều-Tông-Khoan mang chiếu qua dụ vua An-nam, nên theo kỳ hạn 3 năm qua triều cống một lần; kịp khi vua An-nam tự sai sứ đến triều-cống thì triều-đình không sai sứ nữa, nhưng vẫn cho dẫn sứ-thần An-nam là bọn Đặng-Nhữ-Lâm trở về nước. Năm Chí-Đại nguyên- niên (1308), vua Vũ-Tông nhà Nguyên sai Lễ-Bộ Thượng-thư An-Lỗ-Oai, Lại-Bộ Thị-Lang Lý-Kinh, Binh-Bộ Thị-Lang Cao-Phục-Lễ sang sứ An- nam để tuyên lời chiếu dụ tức vị của Vũ-Tông Hoàng-đế. Lúc đó, Trần- Nhật-Tốn đã mất, nên Thế-Tử Trần-Nhật-Suỷ sai sứ-thần qua dâng lời biểu hạ và cống lễ vật. Năm Chí-Đại thứ 4 (1311), sai Lễ-Bộ Thượng-thư Nãi-Mã-Đại, Lại-Bộ Thị- Lang Nhiếp-Cổ-Bá, Binh-Bộ Lang-Trung Đỗ-Dữ-Khả đi sứ An-nam để tuyên lời chiếu-văn tức vị của Nhân-Tông Hoàng-đế. Qua năm đầu Hoàng- Khánh (1312) Thế-Tử Trần-Nhật-Suỷ sai sứ qua dâng lời biểu hạ và cống lễ vật. Năm đầu hiệu Chí-Trị (1321), vua Anh-Tông sai Lại-Bộ Th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam lịch sử thế giới tài liệu lịch sử nghiên cứu lịch sử chuyên ngành lịch sửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 144 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 95 1 0 -
69 trang 72 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 56 0 0 -
11 trang 47 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 44 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0