Danh mục

Tìm hiểu chế định hợp đồng bảo hiểm - LS.Vũ Hương Thảo

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.12 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Tìm hiểu chế định hợp đồng bảo hiểm của LS.Vũ Hương Thảo" sẽ chỉ ra trong Luật KDBH và Bộ luật dân sự có những quy định về hợp đồng bảo hiểm là chưa thống nhất và còn một số bất cập. Cùng tham khảo nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu chế định hợp đồng bảo hiểm - LS.Vũ Hương Thảo TÌM HIỂU CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂMLS. VŨ HƯƠNG THẢOTrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là một nội dung cơ bản,quan trọng và không thể thiếu. Có lẽ vì thế mà trong Luật kinh doanh bảo hiểmnăm 2000 (Luật KDBH), đã quy định về Hợp đồng bảo hiểm ở ngay chương II củaluật sau phần những quy định chung. Trong bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) cũngđã có một mục quy định về Hợp đồng bảo hiểm và coi đây là một loại hợp đồngthông dụng. Tuy nhiên, trong Luật KDBH và Bộ luật dân sự có những quy định vềhợp đồng bảo hiểm là chưa thống nhất và còn một số bất cập.Cụ thể:1.Chế định Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH có những quan điểm đúng đắn và phùhợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hơn so với Bộ luật dân sự.Khoản 1 điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm định nghĩa: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏathuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phảiđóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởnghoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Định nghĩa nàycó độ chênh so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luậtdân sự 2005: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảohiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm chobên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Qua hai định nghĩa này có thể thấy sựmâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanhbảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảohiểm, Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên đượcbảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.Đi sâu tìm hiểu có thể thấy từ quan điểm khác nhau về đối tượng bảo hiểm dẫn đến địnhnghĩa khác nhau, và các quy định cụ thể về trả tiền bảo hiểm cũng khác nhau. Điều 578Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau về bảo hiểm tính mạng: Trong trường hợp bảohiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm chobên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểmchết, thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm.Tuy nhiên, Điều 38 Luật KDBH lại quy định, người thụ hưởng là người được bên muabảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng cóthể không phải là người được bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy theo Luật dân sự 2005, nếubên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm phải trả cho người thừa kế của họ, còn trongLuật kinh doanh bảo hiểm thì lại trả cho người thụ hưởng mà người thụ hưởng thì có thểlà người thừa kế, một trong các người thừa kế hoặc không phải là người thừa kế. Từ mâuthuẫn như vậy, chắc chắn không tránh khỏi những tranh chấp trong thực tế.2. Tuy nhiên, bên cạnh đó chế định hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH 2000 cũng còncó một số điểm bất cập mà các nhà làm luật cần xem xét, cụ thể:2.1. Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơnphương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉthực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiềnbảo hiểm hoặc được bồi thường; ….Tại khoản 3 Điều 19 quy định: Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấpthông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyềnđơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồithường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.Như vậy, trong cả hai trường hợp hoặc là bên mua bảo hiểm hoặc là doanh nghiệp bảohiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng, việc cố ý cung cấpthông tin sai là hành vi lừa dối và đều dẫn đến một hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệutheo quy định tại điều 22 Luật KDBH: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợpsau đây: d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giaokết hợp đồng bảo hiểm…, thế nhưng cách thức giải quyết trong hai trường hợp lại hoàntoàn khác nhau, trong khi tại khoản 2 điều 22 Luật KDBH quy định việc xử lý hợp đồngbảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan.Theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làmphát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểmxác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu,hoàn trả cho nhau những gì đã nhận… và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.Trên cơ sở những điều luật đã được trích dẫn trên đây, có thể thấy quy định tại khoản 2điều 19 Luật KDBH quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sain ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: