Danh mục

Tìm hiểu kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Phần 2

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 730.84 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp" tiếp tục trình bày những nội dung về: kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của đại biểu Hội đồng nhân dân; một số kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc báo chí của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Phần 2 KỸ NĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Khái niệm tiếp xúc cử tri Tiếp xúc cử tri là một trong những hình thức hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân để thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Khoản 1, Điều 94 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019) quy định trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân: “Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri”. 95 Như vậy, có thể hiểu, tiếp xúc cử tri là việc đại biểu Hội đồng nhân dân gặp gỡ, trao đổi với cử tri nhằm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; báo cáo với cử tri về hoạt động của mình, về kết quả kỳ họp Hội đồng nhân dân; phổ biến, giải thích và vận động nhân dân thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, qua đó bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Về bản chất, hoạt động tiếp xúc cử tri là hoạt động giao tiếp hai chiều thể hiện mối quan hệ tương ứng về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cử tri và đại biểu. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo hai hình thức: Thứ nhất, tiếp xúc cử tri thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri. Hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức định kỳ trước và sau kỳ họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân. Trong đó, tiếp xúc cử tri trước kỳ họp nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc chương trình, nội dung kỳ họp; thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước tại địa phương. Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp nhằm báo cáo kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. Ngoài ra, có thể có hội nghị tiếp xúc cử tri đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề bức xúc, mới nảy sinh trong đời sống xã hội ở địa phương mà đa số cử tri đang quan tâm. 96 Xuất phát từ yêu cầu cụ thể, nội dung của các hội nghị tiếp xúc cử tri có thể là tiếp xúc để nắm bắt tình hình mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương; hoặc tiếp xúc theo chuyên đề nhằm đi sâu nắm bắt một hoặc một số lĩnh vực cụ thể cần đưa ra Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Thứ hai, tiếp xúc cử tri thông qua hình thức đại biểu trực tiếp gặp gỡ cử tri hoặc nhóm cử tri. Đại biểu Hội đồng nhân dân khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định có quyền thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri hoặc tìm hiểu, thu thập thông tin về những vấn đề mà đại biểu quan tâm. 2. Vai trò của hoạt động tiếp xúc cử tri Truyền Nắm bắt thông điệp thông tin TIẾP XÚC đến cử tri CỬ TRI Tuyên Xây dựng Rèn luyện truyền vận hình ảnh bản lĩnh động cử tri đại biểu 97 Hoạt động tiếp xúc cử tri có vai trò hết sức quan trọng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là diễn đàn để đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện được hình ảnh cá nhân trước cử tri, đồng thời là cơ sở để đại biểu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu. Cụ thể, có thể nói đến một số vai trò nổi bật như sau: Thứ nhất, hoạt động tiếp xúc cử tri là phương thức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện vai trò “cầu nối” giữa cử tri - đại biểu - Hội đồng nhân dân. Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri giúp đại biểu Hội đồng nhân dân kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất chính đáng của cử tri chuyển tải đến với Hội đồng nhân dân, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; ghi nhận những kiến nghị, bức xúc của cử tri để phản ánh trên diễn đàn Hội đồng nhân dân. Đồng thời thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu, kết quả kỳ họp của Hội đồng nhân dân để nhân dân nắm bắt kịp thời các quy định, chính sách liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt các quy định liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân; giải thích, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và thực hiện. Thứ hai, hoạt động tiếp xúc cử tri giúp đại biểu nắm bắt được những thông tin quan trọng, sát thực làm cơ sở để tham gia thảo luận các dự thảo báo cáo, đề án, nghị quyết tại kỳ họp và thực hiện hoạt động giám sát. Hoạt động tiếp xúc cử tri là môi trường tốt nhất giúp đại biểu nắm bắt yêu cầu của thực tiễn, xu hướng vận 98 động của đời sống xã hội đang diễn ra ở địa phương. Từ nguồn thông tin thu nhận được cùng với sự hiểu biết của cá nhân trở thành cơ sở quan trọng để đại biểu Hội đồng nhân dân có sự phân tích, nhận định, tham gia ý kiến thảo luận các dự thảo báo cáo, đề án, nghị quyết tại kỳ họp và đi đến quyết định khi thực hiện quyền biểu quyết, góp phần thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý. Đồng thời, thông qua hoạt động tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều: