Danh mục

Tìm hiểu mô hình tri thức trong việc xây dựng bài giảng điện tử

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.08 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết "Tìm hiểu mô hình tri thức trong việc xây dựng bài giảng điện tử" phân tích hình thức đào tạo thông minh nhằm xây dựng cơ chế tự động để xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và nhu cầu của học viên dựa trên cơ sở những thành phần bài giảng có sẵn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu mô hình tri thức trong việc xây dựng bài giảng điện tử TÌM HIỂU MÔ HÌNH TRI THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trần Thanh San Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: san.tranthanh@ufm.edu.vn Tóm tắt: Qua việc khảo sát các mô hình đào tạo hiện nay, có thể thấy các hình thức đào tạonổi bật như: Đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, đào tạo bằng các bài giảng điện tử đã được đầu tưphát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu phổ cập rộng rãi kiến thức cho mọi người. Tuy nhiên,các hình thức đào tạo này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tốn kém, xâydựng bài giảng thì đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Ý tưởng xây dựng hệ quản lý đào tạo thôngminh – ILMS (Intelligent Learning Management Systems); là sự kết hợp giữa hệ chuyên gia và hệquản lý đào tạo (LMS). ILMS có khả năng tự động xây dựng bài giảng và khóa học mới phù hợpvới nhu cầu và trình độ của học viên, qua đó khai thác hiệu quả hơn tài nguyên bài giảng điện tửđã có, đồng thời cũng cập nhật và cung cấp thêm bài giảng điện tử mới, qua đó cũng làm cho“kho” bài giảng điện tử ngày càng phong phú hơn. Đây là một mô hình tri thức phục vụ cho việcxây dựng hệ quản lý đào tạo thông minh (ILMS) dưa theo cách tiếp cận lập luận theo kinh nghiệm(Case Base Reasoning – CBR) Từ khóa: đào tạo thông minh, LMS, ILMS1. TÍCH HỢP HỆ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ HỆ CHUYÊN GIA1.1. Hệ quản lý đào tạo (LMS) và chuẩn SCORM: Hệ quản lý đào tạo (Learning Management System – LMS) là môi trường hỗ trợ giảngdạy và kết hợp với môi trường truyền thông. Thông qua LMS, mọi người có thể tham giahọc và trao đổi kiến thức trên không gian mạng mà không có sự hạn chế về không gian vàthời gian, việc học, giảng dạy, tương tác được thực hiện từ bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Vấn đề quan trọng được đặt ra là làm thế nào để liên kết các LMS lại với nhau theocùng những quy ước chung để có được những tiêu chuẩn. Ví dụ chuẩn SCORM (SharableContent Object Reference Model) được nghiên cứu và kết hợp của nhiều tổ chức lớn nhưADL, IMS, AICC, IEEE dành cho chuẩn hóa bài giảng điện tử. SCORM ra đời dựa trên ýtưởng chủ đạo là sử dụng được các bài giảng điện tử trên nhiều hệ thống LMS khác nhau 167và có thể phục vụ nhiều mục đích giảng dạy khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian, công sứccũng như chi phí trong xây dựng các bài giảng và các khóa học điện tử. Chuẩn SCORM được hiểu là mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻvà là một tập hợp các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho công nghệ giáo dục điện tử dựatrên web (còn gọi là e-learning). Nó xác định giao tiếp giữa nội dung phía máy khách và hệthống máy chủ (được gọi là môi trường thời gian chạy), thường được hỗ trợ bởi hệ thốngquản lý học tập. SCORM cũng xác định cách nội dung có thể được đóng gói thành các tậpở dạng ZIP để có thể chuyển đi và được gọi là định dạng trao đổi gói. SCORM là một đặc tả của “sáng kiến học tập nâng cao” (ADL) từ Văn phòng Bộtrưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. SCORM 2004 đã giới thiệu một ý tưởng phức tạp được gọi làgiải trình tự, là một tập hợp các quy tắc xác định thứ tự mà người học có thể trải nghiệmcác đối tượng nội dung. Nói một cách dễ hiểu, chúng ràng buộc người học vào một tập hợpcác con đường cố định thông qua tài liệu đào tạo, cho phép người học đánh dấu sự tiếnbộ của họ khi nghỉ giải lao và đảm bảo khả năng chấp nhận của điểm kiểm tra mà ngườihọc đạt được. Tiêu chuẩn sử dụng XML và nó dựa trên kết quả công việc được thực hiệnbởi AICC, IEEE LTSC và Ariadne. Điểm hạn chế của hệ thống LMS và chuẩn E-learning hiện nay chỉ chú trọng việcphát triển môi trường E-learning mà chưa có hình thức đào tạo thông minh nhằm xây dựngcơ chế tự động để xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và nhu cầu của học viên dựatrên cơ sở những thành phần bài giảng có sẵn.1.2. Khả năng xây dựng hệ quản lý đào tạo thông minh Với mong muốn có các hệ thống thông minh hỗ trợ người dạy và học nhiều khóa họclinh hoạt, nhiều tài nguyên học tập và giúp người học trong việc lựa chọn những kiến thứcphù hợp với khả năng cũng như trình độ, tác giả đề xuất thay thế cơ chế quản lý thủ côngcủa hệ thống LMS bằng các công cụ thông minh, qua đó tích hợp các hệ chuyên gia vàoLMS nhằm nâng cao khả năng tự động hóa quản lý cũng như hỗ trợ đào tạo cho LMS hệthống LMS cần được bổ sung các yếu tố cơ bản, các qui tắc của hệ chuyên gia như cơ sởtri thức nhằm phục vụ cho xây dựng một hệ thống đào tạo linh động - thông minh, đáp ứngcác nhu cầu thực tiễn trong việc dạy và học. 168 Hệ quản lý đào tạo thông minh (ILMS) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: