Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (trường hợp tập đoàn Panasonic)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 570.04 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày về những nét văn hóa cần có khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản (điển hình cụ thể là Tập đoàn Panasonic) để mọi người sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về "Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản", qua đó có thể áp dụng tác phong làm việc đúng đắn và chuẩn mực tại các doanh nghiệp Nhật Bản, giúp mọi người trang bị hành trang tốt hơn khi ứng tuyển vào các công ty doanh nghiệp Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (trường hợp tập đoàn Panasonic) TÌM HIỂU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN (TRƯỜNG HỢP TẬP ĐOÀN PANASONIC) Châu Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Xuân Nhi, Lê Thị Hồng Trà Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Tố Liên TÓM TẮT Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng vô cùng độc đáo của các công ty hay tổ chức doanh nghiệp Nhật Bản được áp dụng cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Không chỉ đơn thuần là các quy tắc xử sự được quy định sẵn trong môi trường doanh nghiệp, mà văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản còn thể hiện phép lịch sự và thái độ làm việc của công ty đó; giúp ta thấy rõ được tính cẩn trọng, tỉ mỉ và lễ nghĩa của con người Nhật Bản trong tác phong làm việc và cách giao tiếp trong công ty hằng ngày. Qua bài viết này, nhóm tác giả trình bày về những nét văn hóa cần có khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản điển hình cụ thể là Tập đoàn Panasonic) để mọi người sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về 'Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản', qua đó có thể áp dụng tác phong làm việc đ ng đắn và chuẩn mực tại các doanh nghiệp Nhật Bản, giúp mọi người trang bị hành trang tốt hơn khi ứng tuyển vào các công ty doanh nghiệp Nhật Bản. Từ khóa: doanh nghiệp Nhật Bản, quy tắc xử sự, tác phong làm việc, tập đoàn Panasonic, văn hóa doanh nghiệp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện nay, mỗi doanh nghiệp được coi là một thành phần xã hội thu nhỏ. Từ xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) tồn tại cũng cần xây dựng cho chính mình một nền văn hóa riêng biệt. Do đó, bản sắc của nền văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp, góp phần quyết định sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp đó. Với xu thế phát triển toàn cầu hóa của chung các nền kinh tế trên thế giới hiện nay, người ta dần hướng đến nền kinh tế tri thức mạnh mẽ, ở nơi đó văn hóa doanh nghiệp luôn được đề cao. Đối với Tập đoàn Panasonic, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết và đã được thực hiện từ khi thành lập công ty Matsushita (tiền thân của Tập đoàn Panasonic). Cũng như công ty mẹ (Tập đoàn Panasonic) tại Nhật Bản, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã đầu tư và hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam từ những năm 1950, với mục tiêu đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và bán hàng cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội Tập đoàn. Qua trường hợp tập đoàn Panasonic, bài viết tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và chia sẻ được đến người học ngôn ngữ Nhật, văn hóa Nhật Bản về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh 2905 nghiệp, cũng như việc cần thiết trang bị hành trang kiến thức ứng xử văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. 2 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI TẬP ĐOÀN PANASONIC 2.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Khi kết hợp khái niệm “Văn hóa” với cụm từ “ oanh nghiệp” thì nghĩa của khái niệm “Văn hóa” đã được thu hẹp đi rất nhiều. Từ đó có nhiều cách xây dựng khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”, nên thực tế vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Jaques (1952), văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ. Văn hóa doanh nghiệp còn được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Trong quá trình đó, nó đã có hiệu lực và được coi là đ ng đắn, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực trong nhận thức, tư duy và cảm nhận giữa các mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt.[1] 2.2 Triết lý kinh doanh của tập đoàn Panasonic Triết lý kinh doanh chính là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Nhật. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh. Triết lý kinh doanh được coi là tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty, mà tất cả những người làm việc tại công ty, từ nhà lãnh đạo cao nhất đến những người lao động ở cấp thấp nhất, thấm nhuần và tuân thủ nhằm làm cho công ty phát triển bền vững và trường tồn. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển lâu dài.[2] Triết lý kinh doanh của Panasonic được định hướng bởi người sáng lập Matsushita Konosuke vào năm 1927 đã học tập tinh thần chủ nghĩa tư bản công ích từ cuốn tự truyện của Henry Ford, và hai năm sau vào năm 1929 ông đã công bố nguyên tắc và cương lĩnh cho nhân viên của mình và yêu cầu tuân thủ một cách triệt để.[5] [6] Nội dung triết lý kinh doanh Panasonic của Matsushita Konosuke bao gồm hai trụ cột: đóng góp xã hội và quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội. Theo đó, đóng góp xã hội nghĩa là “Triệt để những hiện thực hóa cần làm của một người lao động để cải tiến và nâng cao sinh hoạt xã hội đóng góp cho sự tiến bộ của văn hóa thế giới.” Tiếp theo, “Quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội” nghĩa là “N ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (trường hợp tập đoàn Panasonic) TÌM HIỂU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN (TRƯỜNG HỢP TẬP ĐOÀN PANASONIC) Châu Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Xuân Nhi, Lê Thị Hồng Trà Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Tố Liên TÓM TẮT Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng vô cùng độc đáo của các công ty hay tổ chức doanh nghiệp Nhật Bản được áp dụng cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Không chỉ đơn thuần là các quy tắc xử sự được quy định sẵn trong môi trường doanh nghiệp, mà văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản còn thể hiện phép lịch sự và thái độ làm việc của công ty đó; giúp ta thấy rõ được tính cẩn trọng, tỉ mỉ và lễ nghĩa của con người Nhật Bản trong tác phong làm việc và cách giao tiếp trong công ty hằng ngày. Qua bài viết này, nhóm tác giả trình bày về những nét văn hóa cần có khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản điển hình cụ thể là Tập đoàn Panasonic) để mọi người sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về 'Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản', qua đó có thể áp dụng tác phong làm việc đ ng đắn và chuẩn mực tại các doanh nghiệp Nhật Bản, giúp mọi người trang bị hành trang tốt hơn khi ứng tuyển vào các công ty doanh nghiệp Nhật Bản. Từ khóa: doanh nghiệp Nhật Bản, quy tắc xử sự, tác phong làm việc, tập đoàn Panasonic, văn hóa doanh nghiệp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện nay, mỗi doanh nghiệp được coi là một thành phần xã hội thu nhỏ. Từ xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) tồn tại cũng cần xây dựng cho chính mình một nền văn hóa riêng biệt. Do đó, bản sắc của nền văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp, góp phần quyết định sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp đó. Với xu thế phát triển toàn cầu hóa của chung các nền kinh tế trên thế giới hiện nay, người ta dần hướng đến nền kinh tế tri thức mạnh mẽ, ở nơi đó văn hóa doanh nghiệp luôn được đề cao. Đối với Tập đoàn Panasonic, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết và đã được thực hiện từ khi thành lập công ty Matsushita (tiền thân của Tập đoàn Panasonic). Cũng như công ty mẹ (Tập đoàn Panasonic) tại Nhật Bản, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã đầu tư và hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam từ những năm 1950, với mục tiêu đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và bán hàng cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội Tập đoàn. Qua trường hợp tập đoàn Panasonic, bài viết tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và chia sẻ được đến người học ngôn ngữ Nhật, văn hóa Nhật Bản về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh 2905 nghiệp, cũng như việc cần thiết trang bị hành trang kiến thức ứng xử văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. 2 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI TẬP ĐOÀN PANASONIC 2.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Khi kết hợp khái niệm “Văn hóa” với cụm từ “ oanh nghiệp” thì nghĩa của khái niệm “Văn hóa” đã được thu hẹp đi rất nhiều. Từ đó có nhiều cách xây dựng khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”, nên thực tế vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Jaques (1952), văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ. Văn hóa doanh nghiệp còn được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Trong quá trình đó, nó đã có hiệu lực và được coi là đ ng đắn, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực trong nhận thức, tư duy và cảm nhận giữa các mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt.[1] 2.2 Triết lý kinh doanh của tập đoàn Panasonic Triết lý kinh doanh chính là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Nhật. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh. Triết lý kinh doanh được coi là tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty, mà tất cả những người làm việc tại công ty, từ nhà lãnh đạo cao nhất đến những người lao động ở cấp thấp nhất, thấm nhuần và tuân thủ nhằm làm cho công ty phát triển bền vững và trường tồn. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển lâu dài.[2] Triết lý kinh doanh của Panasonic được định hướng bởi người sáng lập Matsushita Konosuke vào năm 1927 đã học tập tinh thần chủ nghĩa tư bản công ích từ cuốn tự truyện của Henry Ford, và hai năm sau vào năm 1929 ông đã công bố nguyên tắc và cương lĩnh cho nhân viên của mình và yêu cầu tuân thủ một cách triệt để.[5] [6] Nội dung triết lý kinh doanh Panasonic của Matsushita Konosuke bao gồm hai trụ cột: đóng góp xã hội và quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội. Theo đó, đóng góp xã hội nghĩa là “Triệt để những hiện thực hóa cần làm của một người lao động để cải tiến và nâng cao sinh hoạt xã hội đóng góp cho sự tiến bộ của văn hóa thế giới.” Tiếp theo, “Quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội” nghĩa là “N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Tập đoàn Panasonic Doanh nghiệp Nhật Bản Quy tắc xử sự doanh nghiệp Giao tiếp trong công tyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: So sánh doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
27 trang 63 0 0 -
126 trang 27 0 0
-
Kính ngữ trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ văn hóa
9 trang 24 0 0 -
Phương thức quản lý vượt trên cả người Nhật và người Trung Quốc: Phần 1
35 trang 23 0 0 -
110 trang 22 0 0
-
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
4 trang 16 0 0 -
Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản
7 trang 16 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản
102 trang 15 0 0 -
Tinh thần Samurai trong doanh nghiệp Nhật Bản
4 trang 14 0 0 -
Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương
13 trang 14 0 0