Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 103.25 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này tác giả đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài; hình thành, xây dựng đội ngũ giáo viên cho nền giáo dục cách mạng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 62-67 TÌM HIỂU VỀ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC TS. Vũ Văn Dụ Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này chúng tôi xin được đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: 1. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Muốn cho nhân dân “ai cũng được học hành” là mong muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng nói “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sự ham muốn tột độ của Người, đồng thời là tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động cách mạng của Đảng, trong đó giáo dục đóng một vai trò then chốt. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tại khóa họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng, Bác đã nêu lên 3 nhiệm vụ: “Diệt giặc dốt, diệt giặc đói” và “diệt giặc ngoại xâm”. Ba nhiệm vụ ấy liên đới mật thiết với nhau. Người ra “lời kêu gọi đồng bào chống nạn thất học, nâng cao dân trí, là một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này”. Bác ra sắc lệnh, lập nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của nhân dân. Mọi người Việt Nam đều phải học, đặc biệt là phụ nữ lại càng phải học, cố gắng kịp nam giới, vì đã lâu chị em bị kìm hãm. Nhân khai giảng năm học đầu tiên của chế độ mới, Bác viết thư gửi các cháu học sinh cả nước, căn dặn “...non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại hội “Đoàn kết đánh Pháp” của các dân tộc thiểu số. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jarai 62 Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục hay Êđê, Xê đăng hay Bana... đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” Điều mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nâng cao dân trí cho người dân tộc. Chính trường sư phạm miền núi TW (1953 - 1961) là một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vào niềm hy vọng đào tạo thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Tính đến những năm 80 của thế kỷ trước, đội ngũ cán bộ của các dân tộc thiểu số trong cả nước có trình độ KHKT từ trung cấp, cao đẳng, đại học tới hơn 10.000 người; trong đó có một bộ phận là Phó Tiến sĩ, (nay là Tiến sĩ), sau đại học và tới nay con số đó chắc chắn cao hơn nhiều; đặc biệt tại các vùng miền núi dân tộc nước ta đã hình thành một mạng lưới trường lớp và đều có các trường đại học, cao đẳng... Kết thúc 9 năm kháng chiến, bước vào thời kỳ xây dựng XHCN; vai trò to lớn của giáo dục đối với sự nghiệp cách mạng được Người khẳng định như một sứ mạng lịch sử, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách trong công cuộc xây dựng XHCN: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Tư tưởng chiến lược giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu sau khi đành đuổi thực dân Pháp. Người coi “giặc dốt” là loại giặc nguy hiểm thứ hai sau giặc ngoại xâm, và trong đường lối cách mạng Người vạch ra phải tiêu diệt “giặc dốt”. Chính Người là chiến sĩ ưu tú trên mặt trận này từ chủ trương đường lối đến hành động. Hơn ai hết chiến sĩ tiêu diệt “giặc dốt” số 1 là Người. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chúng ta phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và hoàn cảnh đang bị chia cắt làm hai miền. Với tầm nhìn biện chứng Người đã vạch ra cho chúng ta (giáo dục) một hướng đi đúng. Giáo dục phải đào tạo mẫu người cho cách mạng, nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn, không thoát ly với thực tế, nhất là cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi con người đó vừa là sản phẩm của xã hội vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. “Con người mới không thể hình thành một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động”. Hơn nữa hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới mà không phải chờ tới khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn XHCN. Tư tưởng chỉ đạo của Người đã trở thành đường lối của Đảng trong việc xây dựng nền giáo dục và nhà trường XHCN. Chủ tịch Hồ chí Minh có tầm nhìn chiến lược với con người. Tại buổi nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21-10-1964), Người nhắc nhở:... “phải đào tạo cán bộ cho miền Nam, để đến ngày thống ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 62-67 TÌM HIỂU VỀ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC TS. Vũ Văn Dụ Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này chúng tôi xin được đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: 1. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Muốn cho nhân dân “ai cũng được học hành” là mong muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng nói “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sự ham muốn tột độ của Người, đồng thời là tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động cách mạng của Đảng, trong đó giáo dục đóng một vai trò then chốt. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tại khóa họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng, Bác đã nêu lên 3 nhiệm vụ: “Diệt giặc dốt, diệt giặc đói” và “diệt giặc ngoại xâm”. Ba nhiệm vụ ấy liên đới mật thiết với nhau. Người ra “lời kêu gọi đồng bào chống nạn thất học, nâng cao dân trí, là một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này”. Bác ra sắc lệnh, lập nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của nhân dân. Mọi người Việt Nam đều phải học, đặc biệt là phụ nữ lại càng phải học, cố gắng kịp nam giới, vì đã lâu chị em bị kìm hãm. Nhân khai giảng năm học đầu tiên của chế độ mới, Bác viết thư gửi các cháu học sinh cả nước, căn dặn “...non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại hội “Đoàn kết đánh Pháp” của các dân tộc thiểu số. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jarai 62 Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục hay Êđê, Xê đăng hay Bana... đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” Điều mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nâng cao dân trí cho người dân tộc. Chính trường sư phạm miền núi TW (1953 - 1961) là một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vào niềm hy vọng đào tạo thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Tính đến những năm 80 của thế kỷ trước, đội ngũ cán bộ của các dân tộc thiểu số trong cả nước có trình độ KHKT từ trung cấp, cao đẳng, đại học tới hơn 10.000 người; trong đó có một bộ phận là Phó Tiến sĩ, (nay là Tiến sĩ), sau đại học và tới nay con số đó chắc chắn cao hơn nhiều; đặc biệt tại các vùng miền núi dân tộc nước ta đã hình thành một mạng lưới trường lớp và đều có các trường đại học, cao đẳng... Kết thúc 9 năm kháng chiến, bước vào thời kỳ xây dựng XHCN; vai trò to lớn của giáo dục đối với sự nghiệp cách mạng được Người khẳng định như một sứ mạng lịch sử, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách trong công cuộc xây dựng XHCN: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Tư tưởng chiến lược giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu sau khi đành đuổi thực dân Pháp. Người coi “giặc dốt” là loại giặc nguy hiểm thứ hai sau giặc ngoại xâm, và trong đường lối cách mạng Người vạch ra phải tiêu diệt “giặc dốt”. Chính Người là chiến sĩ ưu tú trên mặt trận này từ chủ trương đường lối đến hành động. Hơn ai hết chiến sĩ tiêu diệt “giặc dốt” số 1 là Người. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chúng ta phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và hoàn cảnh đang bị chia cắt làm hai miền. Với tầm nhìn biện chứng Người đã vạch ra cho chúng ta (giáo dục) một hướng đi đúng. Giáo dục phải đào tạo mẫu người cho cách mạng, nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn, không thoát ly với thực tế, nhất là cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi con người đó vừa là sản phẩm của xã hội vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. “Con người mới không thể hình thành một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động”. Hơn nữa hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới mà không phải chờ tới khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn XHCN. Tư tưởng chỉ đạo của Người đã trở thành đường lối của Đảng trong việc xây dựng nền giáo dục và nhà trường XHCN. Chủ tịch Hồ chí Minh có tầm nhìn chiến lược với con người. Tại buổi nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21-10-1964), Người nhắc nhở:... “phải đào tạo cán bộ cho miền Nam, để đến ngày thống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Bài viết nghiên cứu khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục Giáo dục dân chủ Bồi dưỡng nhân tàiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 326 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 305 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 252 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 248 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 206 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 191 0 0 -
6 trang 190 0 0