Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một số tìm hiểu khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju. Dù trải qua thời gian khá dài cùng với những biến động về lịch sử, kinh tế… nhưng với những chính sách bảo vệ những di sản văn hoá vật thể, nhà cổ của Jeju cũng đã và đang nhận được sự quan tâm bảo vệ của địa phương và nhà nước. Những ngôi nhà cổ còn lại đã được tôn tạo và xây dựng trở thành những bảo tàng ngoài trời, những làng dân tộc để quan khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm cùng với những cảnh đẹp thiên nhiên mê hồn của hòn đảo đẹp nhất Hàn quốc- Đảo Jeju.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về nhà cổ trên đảo Jeju
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
TÌM HIỂU VỀ NHÀ CỔ TRÊN ĐẢO JEJU
SVTH: Lê Hồng Dịu, Đỗ Thị Ngân(3H-09)
GVHD: cô Vũ Thanh Hải
I. Vài nét khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju.
Giống như nhà trên đất liền, ở Jeju cũng có nhà mái ngói và nhà mái tranh.
Nhưng cơ bản về cấu trúc 2 loại nhà đều không có gì khác biệt nhiều ngoài chất liệu.
Kiến trúc cổ mang đậm chất Jejudo là những ngôi nhà mái lá. Nhìn vào cấu trúc
của những ngôi nhà đó ta có thể thấy được sự khác biệt giữa nhà cổ trên đảo Jeju và nhà
cổ trên đất liền qua những đặc điểm trong cách bài trí những bộ phận như mái tranh, sân,
sân sau, nhà kho,… Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là nhà cổ trên đảo Jeju lấy sân nhà
làm trung tâm (trong khi nhà cổ trên đất liền lấy trung tâm là nhà). Có sự khác biệt đó là
do điều kiện khí hậu, phong thuỷ địa lí và tín ngưỡng… chỉ có ở đảo Jeju và những
nhân tố mang tính văn hoá đã tác động đến. Ngoài ra còn có nhiều những đặc điểm đặc
biệt tiêu biểu cho cấu trúc Jeju.
Toàn bộ khu nhà được bao quanh bởi 1 hàng rào và tuỳ vào dòng tộc và sự quản lí
gia đình của các thế hệ mà các hình thức bài trí sẽ được thay đổi. Mỗi căn nhà đều tuân
thủ chặt chẽ cách bài trí tách biệt với hình thức nhà hình chứ nhất “ㅡ“.
`
Hình 1. Cấu trúc chung.
Cách bài trí của khu nhà chính là 1 trong những điểm đặc trưng của vùng đảo Jeju.
Nếu như ở miền bắc, vì phải đối phó với thời tiết lạnh, tuyết rơi nhiều, người dân phải
xây dựng những căn nhà để gió không vào được nhà. Các căn nhà bao vây lấy sân theo
hình chữ “ㅁ”. Nhà không có sàn gỗ và các phòng được gắn với nhau. Còn ở miền nam
thì ngược lại. Nhà được xây để gió có thể dễ dàng thông vào do đặc điểm vùng này là có
nhiệt độ cao. Các phòng, bếp, sảnh được gắn liền với nhau gọi là nhà hình chữ nhất
“ㅡ”. Phòng và khoảng cách phòng lớn nên có đại sảnh. Đặc biệt là nhà có rất nhiều cửa
116
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
sổ cho gió dễ thông vào. Miền trung là sự kết hợp giữa miền nam và miền bắc; phòng,
bếp, và sảnh được xây dựng theo hình chữ “ㄴ”. Lò sưởi và sảnh đều có. So với phía
nam thì sảnh chật hơn và cửa sổ nhỏ hơn, còn ở đảo Jeju hình thức rất linh hoạt. Để
ngăn gió lớn, mưa và tuyết thì các nhà lấy sân làm trung tâm mà bao bọc lại thành chữ
“ㅁ”giống phía bắc. Trong các nhà đều có rất nhiều phòng xếp lần lượt thành hàng
ngang giống hình chữ nhất “ㅡ”như loại hình nhà ở miền nam. Nhưng nhà trên đảo Jeju
vẫn mang nhiều đặc điểm riêng.
II. Cấu trúc bên ngoài:
1. Đặc điểm
• Hệ thống cấu trúc bên ngoài được thể hiện 1 cách rõ ràng ở cấu trúc 3 phần
theo thứ tự không gian khởi đầu(올래) đến không gian chuyển (올래목) và không gian
chính (sân 마당)
• Ở vùng đất bằng phẳng thì không có sự sắp xếp như vậy, điều này vừa thể
hiện được sự ảnh hưởng không rõ ràng của những quy tắc nho giáo và cũng là điểm
khác biệt với đất liền.
2. Các bộ phận bên ngoài
Như đã nói bên trên toàn bộ khu nhà được bao bọc bởi hàng rào tường bao. Tường
bao ở đây được làm bằng cách xếp đá bazan cao lên rồi đắp bùn bên ngoài dày tới 30-
45cm. Đá bazan là loại đá mácma màu xám hay màu đen, hình thành do mác ma phun
trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi. Mặt ngoài tường là vách đất hoặc được trát vữa.
Ngoài tác dụng bao bọc nhà nó còn có tác dụng bảo vệ khỏi gió và bão. Và tường bao ở
nhà mái tranh thấp hơn nhà mái ngói.
Cổng lớn là một trong ba thứ không có ở đảo Jeju. Từ thời xa xưa, Jeju là hòn đảo
vắng người, dân cư thưa thớt, hơn nữa người dân ở đây sống rất hoà thuận với nhau,
không bao giờ xảy ra trường hợp mất của cải. Chính vì thế khi làm nhà, người dân ở đảo
Jeju không xây cổng lớn, mà thay vào đó là cấu trúc Jeongnang (không để ngăn trộm
mà để ngăn gia súc đồng thời báo hiệu nhà có người hay không.)
Cấu trúc Jeongnang là trước cửa cổng chỉ có hai tảng đá lớn khoét lỗ hai bên cùng
các thanh gỗ chắn ngang mang tính ước lệ thay lời của chủ nhân.
Khi bạn nhìn thấy trước cửa nhà đặt một thanh gỗ, bạn phải hiểu được thông điệp
của gia chủ: Tôi chỉ chạy ra ngoài một chút thôi. Chờ tôi tí, tôi sẽ về ngay.
Nếu hai thanh gỗ sẽ là: Tôi đi vắng nhà từ sáng, đến chiều tối tôi sẽ về. Nếu ba
thanh gỗ sẽ là: Tôi đi vắng nhà vài ngày, có gì bạn đến chơi sau nhé.
Nếu thấy trước cửa nhà có đặt 4 thanh gỗ, đây thể hiện một gia đình chỉ có phụ
nữ thôi: Nhà toàn đàn bà con gái, đàn ông tránh qua lại kẻo mang tiếng cho phụ nữ
chúng tôi. Thì ra từ xưa người đàn ông đi biển chẳng mấy trở về, có những gia đình chỉ
vò võ người mẹ, người vợ ở nhà, họ vẫn sống cuộc sống lao động như đàn ông nhưng
vẫn rất mực giữ gìn khí tiết, sợ dơ bẩn thanh danh.
Còn nếu không có thanh ...