Danh mục

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài 4)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.72 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nền văn học phương Đông không thiếu những tác phẩm lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa qua hình ảnh người chinh phụ chờ chồng. Đó có thể là tác phẩm Xuân Tứ của Tiên thi Lý Bạch, có thể Binh xa hành của Đỗ Phủ... nhưng có lẽ hiếm có tác phẩm nào sâu sắc và đầy đủ như Chinh phụ ngâm. Mời các bạn tham khảo bài viết sau để cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi đau, nối mong chờ của người phụ nữ có chồng đi chiến trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài 4)Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài 4)Trong nền văn học phương Đông không thiếu những tác phẩm lên án chiến tranh phongkiến phi nghĩa qua hình ảnh người chinh phụ chờ chồng. Đó có thể là tác phẩm Xuân Tứcủa Tiên thi Lý Bạch, có thể Binh xa hành của Đỗ Phủ… nhưng có lẽ hiếm có tác phẩmnào sâu sắc và đầy đủ như Chinh phụ ngâm. Đặng Trần Côn có lẽ đã vượt mặt cả nhữngthi nhân nổi tiếng như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn,… trong thể loạinày, khi ông không chỉ khắc họa được sự tàn ác, phi lý của chiến tranh phong kiến, màcòn cả sự băn khoăn, day dứt, bối rối giữa cái chữ trung và chữ tình, sự khắc khoải, mỏimệt trong nỗi chờ mong và những tháng ngày lo lắng cứ mãi kéo dài không có điểm dừngcủa người phụ nữ cô đơn nơi phòng khuê.“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bướcNgồi rèm thưa rủ thác đòi phen” Như trong Kiều, Nguyễn Du đã từng để Kiều nói câu ‘phận gái chữ tòng’, haynhư trong Tân Hôn Biệt có câu ‘Thệ dục tùy quân khứ(1)’, đã là phận vợ, dù đến chântrời góc bể cũng muốn theo chồng. Nhưng ‘Hình thế phản thương hoàng(2)’, mà ‘Phụnhân tại quân trung/ Binh khí khủng bất dương(3)’, người vợ có chồng đi lính lại chỉ cóthể ở lại nhà. Có chồng, nàng pha trà cùng quân đối ẩm, nhưng quân nay đi rồi, nàngđành ‘dạo hiên’. Nàng đếm từng bước chân, tựa như đếm từng ngày chồng đi, đếm từngngày nỗi nhớ thương đong đầy trong cách trở. ‘Có khoảng không gian nào đo chiều dàinỗi nhớ(4)’ đâu! Hết dạo hiên, nàng lại kéo rèm. Kéo rèm xuống, nàng như nhác thấybóng chồng khuất đi, vội kéo rèm lên, hóa ra chỉ là tình cảm và ánh nước trong mắt lùadối nàng. Nhưng khi nàng hạ rèm xuống, nàng lại vẫn thấy mọi chuyện diễn ra như cũ, vàrồi nàng cứ vô thức lặp đi lặp lại một hành động ấy… Người đời hận ‘Quân sinh ta chưasinh/ ta sinh quân đã lão/ Quân hận ta sinh trì/ Ta hận quân sinh tảo(5)’, nhưng có lẽ chỉnhững người có duyên có phận lại chẳng được gần nhau như thế mới biết được nỗi sợ củaviệc không được cùng kẻ kết duyên ‘thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền (6)’. Hiên vắng không phải vì không có người, mà vì người quan trọng nhất không ởbên nàng.“Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm dường đã có đèn biết chăngĐèn có biết giường bằng chẳng biếtLòng thiếp riêng bi thiết mà thôiBuồn rầu nói chẳng nên lờiHoa đèn kia với bóng người khá thương.Gà eo óc gáy sương năm trốngHòe phất phơ rủ bóng bốn bên.” Giữa thời buổi loạn lạc, nhà có người đi lính, ‘gia thư để vạn kim(7)’, họa có mấykhi có người về báo tin chiến trận? Người vợ nghe tin thắng trận cũng lo sợ, mà nghe tinthua trận cũng lo sợ, vì ‘Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?(8)’. Không nghe tin chồng nàngchỉ có thể chờ đợi trong lo sợ, nàng như chết dần chết mòn vì sự bi thiết trong lòng, sự bithiết đến từ nỗi chờ mong trong cô lẻ, triền miên. Đến cả loài chim – loài có đôi cánh, cóthể dang rộng bay khắp thiên hạ, cũng chẳng biết tin, há một người phòng khuê như nànglại có thể biết tin? Dù cho ‘Hoàng điểu tọa tương bi(9)’, ‘Biệt li chim cũng vì người xótxa(10)’, nhưng nàng vẫn chẳng có người đồng cảm, tựa như Bá Nha mất đi Tử Kì, TrangTử mất đi Huệ Thi. ‘Lệ rơi khêu ngọn đèn(11)’, nàng chong đèn suốt đêm, không ngủđược mà cũng chẳng dám ngủ – có lẽ chồng nàng sẽ về, và nàng không muốn chậm trễđón chàng. Nhưng gà gáy canh năm, trời sáng rồi, mà bóng chàng vẫn cứ biệt tăm. ‘Cànhliễu ai người vin?(12)’, chỉ có hòe phất phơ in bóng lên tường khi mặt trời của ngày mớiđến. Ai bảo mặt trời là hi vọng, ai bảo ánh sáng là nguồn sống? Nàng chỉ biết, một ngàyđã lại qua, số ngày chia cách lại tăng thêm một, nỗi nhớ trong nàng lại dâng đầy, lo sợcũng như nước lũ mà phá ra. Kinh Thi có câu ‘Nhất nhật bất kiến như tam thu hề(13)’, Nguyễn du gói gọn lạithành ‘Ba thu dọn lại một ngày dài ghê’, đối với người chinh phụ, ‘khắc giờ’ thì ‘đằngđẵng như niên’, mà ‘mối sầu’ thì ‘dằng dặc tựa miền biển xa’. Hay cho một câu cảnh cònngười mất! Mùi hương vẫn còn đó, vấn vít giống như ngày chàng còn tại ‘Hương diệccánh bất diệc(14)’, nhưng chỉ tiếc ‘Nhân diệc cánh bất lai(15)’. Gương đồng vẫn sáng,nàng vẫn soi gương, điểm trang mỗi ngày, vì sợ ‘Huống nãi cuồng phu hoàn(16)’. Nànglại đánh đàn, nhưng tiếng đàn đứt đoạn, bởi nàng lo dây uyên sẽ đứt, phím loan sẽ chùng,mà nàng thì phải thốt lên câu ‘Ly loan biệt phụng kim hà tại?(17)’“Khắc giờ đằng đẵng như niênMối sầu dằng dặc tựa miền biển xaHương gượng đốt hồn đà mê mảiGương gượng soi lệ lại châu chanSắt cầm gượng gảy ngón đànDây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.” Mười sáu câu đầu là phần điệp khúc bằng tiếng tỳ bà chậm rãi, day dứt – bởi sựkhắc khoải trong nỗi nhớ, bởi sự triền miên và vô tận – tiếng đàn ngân mãi, tựa như tiếngkhóc kiềm nén của người chinh phụ trong màn đêm. Ấy không chỉ là màn đêm của bóngtối – mà còn là màn đêm của những lo lắng, sợ hãi; là màn đêm của những cô đơn, lẻ loibị che khuất dưới ánh mặt trời ban ngày.“Xuân ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: