Tìm hiểu CHINH PHỤ NGÂM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu CHINH PHỤ NGÂMTiểu sử tiên sinh Đặng Trần Côn:Đặng Trần Côn tiên sinh người làng Nhân Mục (tục gọi làng Mọc) huyện Thanh Trà, tỉnh HàĐông.Tiên sinh sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền, phong tướcAn Đô Vương. Lúc bấy giờ trong thành Thăng Long thường có hỏa hoạn có lệnh cấm lửa.Nhưng tiên sinh hiếu học là người hiếu học nên phải đào hầm chong đèn mà học suốt canhkhuya.Tiên sinh ưa ngâm vịnh, nghe bà Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn làm một bài thơ đếnyết kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: nên học thêm sẽ làm thơ. Tiên sinh lấy làm thẹn,về ra sức nghiên tinh đàn tứ. Về sau tiên sinh thi đỗ chức Hương Cống (cử nhân) và vẫn chămhọc, tay không hề rời quyển sách.Đời niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thúnhiều nơi, đă diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, tiên sinh xúc cảm làm bài Chinh Phụ Ngâm,theo thể thơ xưa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Tiên sinh đem đưa ôngNgô Th́ Sĩ. Ông Sĩ đọc xong rất thán phục mà nói rằng: Như bài này th́ đă áp đảo được lăoNgô này rồi.Sau tiên sinh lại đưa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu songthất lục bát. Làm xong, bà đưa cho tiên sinh xem. Tiên sinh tỏ ra kính phục tài miệng gấm lng ̣thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư bá.Bài Chinh Phụ Ngâm truyền tụng khắp trong nước, lan đến bên Tàu, cũng phải khen tàithanh-nghệ-luật của tiên sinh. Quả thật như vậy, thơ tiên sinh cổ thể, cận thể đă học đúng đủcác phép, cho nên thi phái đời Hâu Lê nhờ tiên sinh du dắt mà chấn hưng nhiều. ́Về sau tiên sinh làm chức Huấn Đạo rồi lần hồi thăng đến chức Ngự Sử Đài. Tính tiên sinhrất khoáng dật, thích ngao du với trăng gió rượu trà. Ngoài bài Chinh Phụ Ngâm, cn lắm bài ̣thơ phú khác, như Tiêu Tương Bát Cảnh, Trương Hàn Tư Thuần Lư, Trương Lương BốY, Khấu Môn Thanh,...Các bạn có thể download bản chữ hán tại đâyBản Tiếng Việt này của Đoàn Thị Điểm~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~1. Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.Xanh kia thăm thẳm tầng trên,Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?5. Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.Chín tầng gươm báu trao tay,Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.Nước thanh bình ba trăm năm cũ.10. Aáo nhung trao quan vũ từ đây.Sứ trời sớm giục đường mây,Phép công là trọng, niềm tây sá nào.Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.15. Bóng cờ tiếng trống xa xa,Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,Xếp bút nghiên theo việc đao cung.Thành liền mong tiến bệ rồng,20. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.Giã nhà đeo bức chiến bào,Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.25. Ngòi đầu cầu, nước trong như lọc,Đường bên cầu cỏ mọc còn non.Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,30. Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,Bước đi một bước dây dây lại dừng.Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.35. Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo,Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba,Aáo chàng đỏ tựa ráng pha,40. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,Giáp mặt rồi phút bỗng chia taỵHà Lương chia rẽ đường này,Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.45. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương,Quân đưa chàng ruổi lên đường,Liễu dương, biết thiếp đoạn trường này chăng ?Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,50. Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.Dấu chàng theo lớp mây đưa,Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.Chàng thì đi cõi xa mưa gió,Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.55. Đoái trông theo đã cách ngăn,Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh,Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại,Bến Tiêu Tương, thiếp hãy trông sang.Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,60. Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,Ngàn dâu xanh ngắt một màu,Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?65. Chàng từ đi vào nơi gió cát,Đêm trăng này nghỉ mát phương nao ?Xưa nay chiến địa dường bao,Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn,70. Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon.?m yên gối trống đã chồn,Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại,Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua.75. Hình khe, thế núi gần xa,Dứt thôi lại nối, thấp đà lại cao.Sương đầu núi buổi chiều như giội,Nước lòng khe nẻo suối còn sâu.Thương người áo giáp bấy lâu,80. Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chinh phụ ngâm tài liệu chinh phụ ngâm phân tích chinh phụ ngâm trần côn văn học phổ thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam: Giai đoạn cuối TK XVIII - Nửa đầu TK XIX: Phần 2 - Nguyễn Lộc
154 trang 26 0 0 -
10 trang 21 0 0
-
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 5
7 trang 19 0 0 -
Tài liệu tham khảo: Chinh Phụ Ngâm
16 trang 18 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Trịnh Văn Quỳnh
695 trang 16 0 0 -
Luyện thi vào lớp 10 THPT - MÔN VĂN
35 trang 15 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 7
10 trang 15 0 0 -
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài 4)
7 trang 15 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 1
8 trang 14 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 3
7 trang 14 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 6
9 trang 13 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 8
9 trang 13 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng điển cố biểu hiện tâm trạng trong khúc ngâm thế kỉ XVIII
5 trang 13 0 0 -
116 trang 13 0 0
-
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 4
7 trang 12 0 0 -
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Trích Chinh phụ ngâm
7 trang 12 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 27 bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
33 trang 11 0 0 -
Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài số 3)
7 trang 11 0 0 -
3 trang 10 0 0