Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 215.16 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân trình bày: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN LÊ THỊ THUÝ HẰNG Trường Đại học Phú Xuân, Huế Tóm tắt: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói, Dạ Ngân đã sử dụng ngôn ngữ, cách kể chuyện mang nét rất riêng xây dựng nên cuốn tiểu thuyết mà đọc nó chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng cuộc đời mình. Thành công của Gia đình bé mọn góp phần khẳng định vai trò cũng như xu hướng phát triển của thể loại tiểu thuyết tự thuật trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 1. Trong Hội thảo về tiểu thuyết tổ chức tại Trường Đại học Strasbourg năm 1970 đã có một số bản báo cáo đề cập đến vai trò và triển vọng của tiểu thuyết tự thuật trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Các nhà lý luận đều cho rằng đi vào tự thuật là một hướng có triển vọng và có thể đổi mới tiểu thuyết theo hướng ấy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phân biệt rạch ròi giữa tự thuật và tiểu thuyết. Đặc trưng của tiểu thuyết là hư cấu, còn đặc trưng của tự thuật là sự thật về bản thân mình. Jacques Petit, một trong những người hướng theo sự phân định này, cho rằng không thể đổi mới tiểu thuyết bằng tự thuật. Đây là một hướng không có triển vọng. Theo ông, “nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không có xây dựng lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực của tự thuật” [3, tr. 130]. Mặc dù mỗi tác giả đều có những luận giải chứng minh cho ý kiến của mình, nhưng văn học với những ngả đường khác nhau lại không đi theo một khuôn thước định sẵn. Sự thật cho những nhận định về thể loại tiểu thuyết đi ngược lại với những gì mà các tác giả của thế kỷ XX đoán định. Nhà văn không còn băn khoăn mình đang viết tiểu thuyết hay viết tự thuật mà có thể thấy, từ tiểu thuyết, người đọc cảm nhận được bóng dáng nhà văn và nhà văn cùng những tác phẩm ấy dung chứa cả nỗi bi hài của cuốn tiểu thuyết đời người và đời mình. Như một sự trải nghiệm của bản thân trong hành trình kiếm tìm cội nguồn sáng tạo, M. Kundera từng đúc kết: “Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [1, tr. 27]. Những bí ẩn đó trước hết là việc khám phá thế giới khác nhau của mỗi cá nhân trong xã hội và cả những bức xạ của mỗi cá nhân qua những quan niệm của anh ta trước cuộc đời. Nhà văn chính là người làm được và làm tốt thiên chức của mình trong hành trình kiến tạo tác phẩm. Ở phương Tây, xu hướng tự thuật phát triển vào thế kỷ XVIII. Đặc biệt từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt tiểu thuyết tự thuật (hay mang dáng dấp tự thuật) ra đời của những nhà văn thuộc nhiều thế hệ khác nhau: Dối mà thật của Louis Aragon Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 64-69 TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN... 65 (1980), Nathalie Sarraute với Tuổi thơ (1983), Người tình của M. Duras (1984), Điền viên (1981) và Cây keo (1989) của Claude Simon… Ở Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhiều cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật xuất hiện. Một số cuốn tiểu thuyết “chăm chú vào bí ẩn của cái tôi”, lấy chất liệu từ cuộc đời riêng tư của tác giả: Ba người khác (Tô Hoài), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng)… Hòa trong xu hướng viết như giãi bày đó, Gia đình bé mọn là một trong những cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật của Dạ Ngân. 2. Đọc Gia đình bé mọn, độc giả không khỏi cưỡng lại ý muốn quy chiếu hiện thực tác phẩm vào hiện thực đời sống của nhà văn. Tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời tác giả, có thể khẳng định, Gia đình bé mọn lấy chất liệu từ chính đời riêng của nữ văn sỹ đầy nỗi truân chuyên này. Tuy vậy, gạt bỏ những quy chiếu cuộc đời tác giả vào tác phẩm, Gia đình bé mọn được tiếp nhận trước hết là một tiểu thuyết – tiểu thuyết có tính chất tự thuật. 2.1. Gia đình và những phận đời phụ nữ Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nữ nhà văn Tiệp trong các mối quan hệ giữa quá khứ / hiện tại, cá nhân / gia đình. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình hay những gia đình với những mảnh đời, số phận gắn kết chặt chẽ với nhân vật chính tạo nên sự hô ứng, đan bện độc đáo. Chung quanh cuộc đời Mỹ Tiệp là đại gia đình ba thế hệ toàn phụ nữ goá chồng, không chồng hoặc bỏ chồng, lặp lại đến mức ngột ngạt. Gia đình (1): Nơi Tiệp sinh ra và lớn lên với những người đàn bà goá chồng, không chồng. Gia đình luôn phải gồng mình lên gánh chịu bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu hơi ấm đàn ông mà vẫn xem văn hoá truyền thống là nền tảng. Gia đình (2): Gia đình hạt nhân, Tiệp – Tuyên, mỗi người là một mảnh rờ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN LÊ THỊ THUÝ HẰNG Trường Đại học Phú Xuân, Huế Tóm tắt: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói, Dạ Ngân đã sử dụng ngôn ngữ, cách kể chuyện mang nét rất riêng xây dựng nên cuốn tiểu thuyết mà đọc nó chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng cuộc đời mình. Thành công của Gia đình bé mọn góp phần khẳng định vai trò cũng như xu hướng phát triển của thể loại tiểu thuyết tự thuật trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 1. Trong Hội thảo về tiểu thuyết tổ chức tại Trường Đại học Strasbourg năm 1970 đã có một số bản báo cáo đề cập đến vai trò và triển vọng của tiểu thuyết tự thuật trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Các nhà lý luận đều cho rằng đi vào tự thuật là một hướng có triển vọng và có thể đổi mới tiểu thuyết theo hướng ấy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phân biệt rạch ròi giữa tự thuật và tiểu thuyết. Đặc trưng của tiểu thuyết là hư cấu, còn đặc trưng của tự thuật là sự thật về bản thân mình. Jacques Petit, một trong những người hướng theo sự phân định này, cho rằng không thể đổi mới tiểu thuyết bằng tự thuật. Đây là một hướng không có triển vọng. Theo ông, “nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không có xây dựng lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực của tự thuật” [3, tr. 130]. Mặc dù mỗi tác giả đều có những luận giải chứng minh cho ý kiến của mình, nhưng văn học với những ngả đường khác nhau lại không đi theo một khuôn thước định sẵn. Sự thật cho những nhận định về thể loại tiểu thuyết đi ngược lại với những gì mà các tác giả của thế kỷ XX đoán định. Nhà văn không còn băn khoăn mình đang viết tiểu thuyết hay viết tự thuật mà có thể thấy, từ tiểu thuyết, người đọc cảm nhận được bóng dáng nhà văn và nhà văn cùng những tác phẩm ấy dung chứa cả nỗi bi hài của cuốn tiểu thuyết đời người và đời mình. Như một sự trải nghiệm của bản thân trong hành trình kiếm tìm cội nguồn sáng tạo, M. Kundera từng đúc kết: “Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [1, tr. 27]. Những bí ẩn đó trước hết là việc khám phá thế giới khác nhau của mỗi cá nhân trong xã hội và cả những bức xạ của mỗi cá nhân qua những quan niệm của anh ta trước cuộc đời. Nhà văn chính là người làm được và làm tốt thiên chức của mình trong hành trình kiến tạo tác phẩm. Ở phương Tây, xu hướng tự thuật phát triển vào thế kỷ XVIII. Đặc biệt từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt tiểu thuyết tự thuật (hay mang dáng dấp tự thuật) ra đời của những nhà văn thuộc nhiều thế hệ khác nhau: Dối mà thật của Louis Aragon Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 64-69 TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN... 65 (1980), Nathalie Sarraute với Tuổi thơ (1983), Người tình của M. Duras (1984), Điền viên (1981) và Cây keo (1989) của Claude Simon… Ở Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhiều cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật xuất hiện. Một số cuốn tiểu thuyết “chăm chú vào bí ẩn của cái tôi”, lấy chất liệu từ cuộc đời riêng tư của tác giả: Ba người khác (Tô Hoài), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng)… Hòa trong xu hướng viết như giãi bày đó, Gia đình bé mọn là một trong những cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật của Dạ Ngân. 2. Đọc Gia đình bé mọn, độc giả không khỏi cưỡng lại ý muốn quy chiếu hiện thực tác phẩm vào hiện thực đời sống của nhà văn. Tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời tác giả, có thể khẳng định, Gia đình bé mọn lấy chất liệu từ chính đời riêng của nữ văn sỹ đầy nỗi truân chuyên này. Tuy vậy, gạt bỏ những quy chiếu cuộc đời tác giả vào tác phẩm, Gia đình bé mọn được tiếp nhận trước hết là một tiểu thuyết – tiểu thuyết có tính chất tự thuật. 2.1. Gia đình và những phận đời phụ nữ Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nữ nhà văn Tiệp trong các mối quan hệ giữa quá khứ / hiện tại, cá nhân / gia đình. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình hay những gia đình với những mảnh đời, số phận gắn kết chặt chẽ với nhân vật chính tạo nên sự hô ứng, đan bện độc đáo. Chung quanh cuộc đời Mỹ Tiệp là đại gia đình ba thế hệ toàn phụ nữ goá chồng, không chồng hoặc bỏ chồng, lặp lại đến mức ngột ngạt. Gia đình (1): Nơi Tiệp sinh ra và lớn lên với những người đàn bà goá chồng, không chồng. Gia đình luôn phải gồng mình lên gánh chịu bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu hơi ấm đàn ông mà vẫn xem văn hoá truyền thống là nền tảng. Gia đình (2): Gia đình hạt nhân, Tiệp – Tuyên, mỗi người là một mảnh rờ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tính chất tự thật Tiểu thuyết gia đình bé mọn Tiểu thuyết Dạ Ngân Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết Văn xuôi Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tư duy tiểu thuyết và cái nhìn về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
5 trang 29 0 0 -
91 trang 24 0 0
-
Đặc điểm nội dung bút ký của Nam Cao
10 trang 21 0 0 -
Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
9 trang 21 0 0 -
Tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân từ góc nhìn nữ quyền
9 trang 21 0 0 -
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam - Nguyễn Tùng
14 trang 19 0 0 -
Tìm hiểu tính cách nhân vật Bá Kiến thông qua nghĩa tình thái của câu
5 trang 16 0 0 -
5 trang 14 0 0
-
Tiểu thuyết - Gia đình bé mọn: Phần 1
135 trang 14 0 0 -
Cái bi trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
10 trang 14 0 0