Tình huống với việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.81 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tạo dựng tình huống để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật được xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Căn cứ vào chức năng của tình huống truyện với việc biểu đạt các vấn đề, phương diện khác nhau của hình tượng nhân vật, có thể chia chúng thành ba nhóm: Tình huống làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật; tình huống tiết lộ bản chất, tính cách nhân vật; tình huống bộc lộ tài năng, bản lĩnh của nhân vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình huống với việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 46-53 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0008 TÌNH HUỐNG VỚI VIỆC BỘC LỘ TÍNH CÁCH, SỐ PHẬN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Đỗ Thị Mỹ Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tạo dựng tình huống để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật được xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Căn cứ vào chức năng của tình huống truyện với việc biểu đạt các vấn đề, phương diện khác nhau của hình tượng nhân vật, có thể chia chúng thành ba nhóm: tình huống làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật; tình huống tiết lộ bản chất, tính cách nhân vật; tình huống bộc lộ tài năng, bản lĩnh của nhân vật. Tùy thuộc vào chủ đích của người viết cũng như quan niệm về con người ở mỗi giai đoạn văn học mà ở các tập truyền kì, tình huống truyện được tổ chức và hướng về những mục đích không giống nhau. Qua đây, ng ười đọc cũng có thể thấy được sự tiếp nối và khác biệt giữa các nhà văn, sự thay đổi của truyện truyền kì qua các thế kỉ trong cách nhìn và cách tiếp cận con người. Từ khóa: Tình huống, nhân vật, tính cách, truyện truyền kì, văn học trung đại Việt Nam. 1. Mở đầu Thế giới nhân vật và các thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại. Thuộc loại hình tự sự nên với truyện truyền kì, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn chuyên chở những thông điệp nghệ thuật, khái quát hiện thực, thể hiện quan niệm về nhân sinh. Các bài viết, công trình nghiên cứu truyện truyền kì dù hướng đến nhiều đích khác nhau nhưng bao giờ cũng xuất phát từ hình tượng con người trong tác phẩm. Việc nghiên cứu nhân vật trong truyện truyền kì thường được tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, phân chia chúng thành các dạng thức, từ đó, đánh giá ý nghĩa, vị trí của từng kiểu nhân vật với việc biểu đạt tư tưởng của nhà văn. Hướng đi này thường tập trung ở những công trình nghiên cứu cấp khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn thạc sĩ, trong giới hạn khảo sát hẹp là một hoặc một vài tập truyện truyền kì, có thể kể đến Nhân vật phụ nữ trong thể truyền kì qua các tác phẩm “Truyền kì mạn lục” và “Truyền kì tân phả” (Kim Seona, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kì mạn lục”, “Lan Trì kiến văn lục” (Trương Thị Hoa, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2011); Nhân vật ma quái trong “Thánh Tông di thảo” và “Truyền kì mạn lục” (Đặng Thị Kim Ngân, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012),. . . Thứ hai, tìm hiểu bút pháp khắc họa nhân vật ở từng truyện/ tập truyện cụ thể thông qua những đặc điểm ngoại hình, hành động và tính cách, Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/1/2016 Liên hệ: Đỗ Thị Mỹ Phương, e-mail: domyphuong2010@gmail.com 46 Tình huống với việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam ngôn ngữ đối thoại và độc thoại,. . . Nó không được đặt ra như đích đến mà là một công đoạn trên quá trình đánh giá thành tựu nghệ thuật ở từng tác phẩm, tập tác phẩm hoặc khái quát đặc trưng chung của thể loại. Đây là cách tiếp cận nhân vật thường gặp ở cả những công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện truyền kì như Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” (Trần Ích Nguyên, Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2000), Truyền kì ảo trung đại Việt Nam (Vũ Thanh, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2012),. . . đến những bài viết riêng lẻ như “Truyện Hà Ô Lôi” – Đánh giá lại trên cơ tầng văn hóa Việt – Chăm” (Kiều Thu Hoạch, Văn hóa dân gian, số 4, 2007), Đoàn Thị Điểm và “Truyền kì tân phả” (Bùi Thị Thiên Thai, Nghiên cứu Văn học, số 1, 2011),. . . Tạo dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách, số phận là một phương thức xây dựng nhân vật khá quan trọng trong truyện truyền kì nhưng lại chưa được đề cập đến và xem xét một cách hệ thống. Bài viết của chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện truyền kì, đồng thời qua đó, bước đầu nhận diện sự tiếp nối và khác biệt của loại hình văn học kì ảo này từ quan niệm và cách tiếp cận con người qua các giai đoạn. 2. Nội dung nghiên cứu Không phải ở tất cả các truyện kể, người viết đều quan tâm đến việc tạo dựng tình huống, coi đó là điểm nhấn sống còn cho câu chuyện, cũng không phải tình huống truyện nào cũng có chức năng phơi bày “cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [1], tuy nhiên, tạo dựng tình huống để con người bộc lộ tính cách, số phận vẫn được xem là một thủ pháp xây dựng nhân vật quan trọng trong truyện truyền kì ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình huống với việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 46-53 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0008 TÌNH HUỐNG VỚI VIỆC BỘC LỘ TÍNH CÁCH, SỐ PHẬN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Đỗ Thị Mỹ Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tạo dựng tình huống để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật được xem là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Căn cứ vào chức năng của tình huống truyện với việc biểu đạt các vấn đề, phương diện khác nhau của hình tượng nhân vật, có thể chia chúng thành ba nhóm: tình huống làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật; tình huống tiết lộ bản chất, tính cách nhân vật; tình huống bộc lộ tài năng, bản lĩnh của nhân vật. Tùy thuộc vào chủ đích của người viết cũng như quan niệm về con người ở mỗi giai đoạn văn học mà ở các tập truyền kì, tình huống truyện được tổ chức và hướng về những mục đích không giống nhau. Qua đây, ng ười đọc cũng có thể thấy được sự tiếp nối và khác biệt giữa các nhà văn, sự thay đổi của truyện truyền kì qua các thế kỉ trong cách nhìn và cách tiếp cận con người. Từ khóa: Tình huống, nhân vật, tính cách, truyện truyền kì, văn học trung đại Việt Nam. 1. Mở đầu Thế giới nhân vật và các thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại. Thuộc loại hình tự sự nên với truyện truyền kì, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn chuyên chở những thông điệp nghệ thuật, khái quát hiện thực, thể hiện quan niệm về nhân sinh. Các bài viết, công trình nghiên cứu truyện truyền kì dù hướng đến nhiều đích khác nhau nhưng bao giờ cũng xuất phát từ hình tượng con người trong tác phẩm. Việc nghiên cứu nhân vật trong truyện truyền kì thường được tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, phân chia chúng thành các dạng thức, từ đó, đánh giá ý nghĩa, vị trí của từng kiểu nhân vật với việc biểu đạt tư tưởng của nhà văn. Hướng đi này thường tập trung ở những công trình nghiên cứu cấp khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn thạc sĩ, trong giới hạn khảo sát hẹp là một hoặc một vài tập truyện truyền kì, có thể kể đến Nhân vật phụ nữ trong thể truyền kì qua các tác phẩm “Truyền kì mạn lục” và “Truyền kì tân phả” (Kim Seona, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kì mạn lục”, “Lan Trì kiến văn lục” (Trương Thị Hoa, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2011); Nhân vật ma quái trong “Thánh Tông di thảo” và “Truyền kì mạn lục” (Đặng Thị Kim Ngân, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012),. . . Thứ hai, tìm hiểu bút pháp khắc họa nhân vật ở từng truyện/ tập truyện cụ thể thông qua những đặc điểm ngoại hình, hành động và tính cách, Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/1/2016 Liên hệ: Đỗ Thị Mỹ Phương, e-mail: domyphuong2010@gmail.com 46 Tình huống với việc bộc lộ tính cách, số phận nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam ngôn ngữ đối thoại và độc thoại,. . . Nó không được đặt ra như đích đến mà là một công đoạn trên quá trình đánh giá thành tựu nghệ thuật ở từng tác phẩm, tập tác phẩm hoặc khái quát đặc trưng chung của thể loại. Đây là cách tiếp cận nhân vật thường gặp ở cả những công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện truyền kì như Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” (Trần Ích Nguyên, Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2000), Truyền kì ảo trung đại Việt Nam (Vũ Thanh, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2012),. . . đến những bài viết riêng lẻ như “Truyện Hà Ô Lôi” – Đánh giá lại trên cơ tầng văn hóa Việt – Chăm” (Kiều Thu Hoạch, Văn hóa dân gian, số 4, 2007), Đoàn Thị Điểm và “Truyền kì tân phả” (Bùi Thị Thiên Thai, Nghiên cứu Văn học, số 1, 2011),. . . Tạo dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách, số phận là một phương thức xây dựng nhân vật khá quan trọng trong truyện truyền kì nhưng lại chưa được đề cập đến và xem xét một cách hệ thống. Bài viết của chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện truyền kì, đồng thời qua đó, bước đầu nhận diện sự tiếp nối và khác biệt của loại hình văn học kì ảo này từ quan niệm và cách tiếp cận con người qua các giai đoạn. 2. Nội dung nghiên cứu Không phải ở tất cả các truyện kể, người viết đều quan tâm đến việc tạo dựng tình huống, coi đó là điểm nhấn sống còn cho câu chuyện, cũng không phải tình huống truyện nào cũng có chức năng phơi bày “cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [1], tuy nhiên, tạo dựng tình huống để con người bộc lộ tính cách, số phận vẫn được xem là một thủ pháp xây dựng nhân vật quan trọng trong truyện truyền kì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện truyền kì Văn học trung đại Việt Nam Số phận nhân vật trong truyện truyền kì Tình huống tiết lộ bản chất nhân vật Tình huống bộc lộ tài năng nhân vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 57 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 56 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 41 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
64 trang 35 0 0 -
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
8 trang 28 0 0 -
68 trang 26 0 0
-
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 24 0 0 -
184 trang 23 0 0
-
Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của thi sĩ Hồ Xuân Hương
7 trang 23 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thể loại văn học trung đại Việt Nam
28 trang 21 0 0