Danh mục

Tỉnh quốc hồn ca và ngữ khí phê phán của Phan Châu Trinh

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nói đến Phan Châu Trinh-nhà văn cần tính đến trước tiên vai trò một người viết văn xuôi nghị luận tiên phong đầu thế kỷ trước, trong tiến trình chuyển đổi tất yếu từ văn xuôi nghị luận chữ Hán sang văn xuôi nghị luận tiếng Việt. Nhưng các loại hình thơ ca ông đóng góp cho văn học 30 năm đầu thế kỷ cũng không kém quan trọng, trong đó, ngoài truyện thơ trường thiên Giai nhân kỳ ngộ diễn ca chuyển thể/mô phỏng tiểu thuyết Kajin no Kigū (Kỳ ngộ của giai nhân) Nhật→Hán trong một thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỉnh quốc hồn ca và ngữ khí phê phán của Phan Châu Trinh Tỉnh quốc hồn ca và ngữ khí phê phán của Phan Châu Trinh Nói đến Phan Châu Trinh-nhà văn cần tính đến trước tiên vai trò một người viết văn xuôi nghị luận tiên phong đầu thế kỷ trước, trong tiến trình chuyển đổi tất yếu từ văn xuôi nghị luận chữ Hán sang văn xuôi nghị luận tiếng Việt. Nhưng các loại hình thơ ca ông đóng góp cho văn học 30 năm đầu thế kỷ cũng không kém quan trọng, trong đó, ngoài truyện thơ trường thiên Giai nhân kỳ ngộ diễn ca chuyển thể/mô phỏng tiểu thuyết Kajin no Kigū (Kỳ ngộ của giai nhân) Nhật→Hán trong một thời gian khá dài ngay sau khi đến Pháp1, một tác phẩm theo chúng tôi cần phải đặt lên trước cả Tây Hồ thi tập và Xăngtê thi tập lâu nay chúng ta đều quen thuộc, ấy là Tỉnh quốc hồn ca. Tỉnh quốc hồn ca gồm hai phần: Phần I gồm 467 câu thơ và Phần II gồm 500 câu thơ, đều bằng thể song thất lục bát. Hình thức thể loại thống nhất, tiếng nói nghệ thuật giữa hai phần cũng thống nhất - là tiếng nói phê phán, cảnh tỉnh. Duy đối tượng phê phán thì không phải là một. Một bên hướng vào nội bộ dân tộc, một bên đối thoại với Chính quyền chính quốc và Chính quyền thực dân. Thời điểm sáng tác của mỗi phần cũng khác nhau. Theo Huỳnh Lý, Tỉnh quốc hồn ca I được viết trong nửa đầu năm 19072. Nguyễn Văn Dương căn cứ vào di cảo nằm lẫn trong bản thảo Giai nhân kỳ ngộ diễn ca hiện còn, suy đoán Tỉnh quốc hồn ca I có thể được “sáng tác hoặc sao lại” vào năm 1912 hay chậm lắm là đầu 19133. Chưa có một cứ liệu nào để khẳng định dứt khoát, nhưng đối chiếu phong cách tác phẩm với tình hình thực tế, những năm đầu thế kỷ XX khởi sự công cuộc duy tân, cả nước rộ lên một không khí quyết tâm đổi mới sục sôi chưa từng thấy. Phong trào bùng lan nhanh chóng tạo một niềm phấn khích cho người cầm bút khiến lời lẽ cũng trào sôi nhiệt huyết, khác những chặng đường thoái trào về sau. Tỉnh quốc hồn ca I mang rõ dư vị của thời kỳ tràn ngập niềm tin về việc tự lực tự cường nói trên. Chúng tôi nghiêng về giả thuyết coi đây l à tác phẩm đã được thai nghén trong hai năm 1906-1907 và hình thành văn bản đầu tiên vào năm 1907, rất có thể đã được Trường Đông Kinh nghĩa thục ấn hành mà nay chưa tìm thấy bản lưu. Về sau, khi sang Pháp, Phan Châu Trinh chép lại, tu chỉnh lại, và thêm một vài phần cuối nhưng chưa xong. Còn Tỉnh quốc hồn ca II thì không có vấn đề gì nghi vấn về thời điểm, được sáng tác khoảng cuối 1922, khi Phan đã chuyển xuống Marseille và sau khi đã xảy ra các sự kiện Khải Định sang Pháp, nước Pháp mở Triển lãm thuộc địa ở Marseille. Tỉnh quốc hồn ca I gồm 12 đoạn, so sánh 12 phương diện về dân khí dân trí các nước văn minh trên thế giới và dân tình nước ta: trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày; trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám; trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc, thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con; trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi; trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có, thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng; trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết, thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu; trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo, thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp; trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc; trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân, thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật; trong khi họ làm việc quan cốt ích n ước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm, th ì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng. Hai đoạn sau cùng nói về ý thức tranh đua cải tiến các mặt hàng mới và tốt đem đi bán nước ngoài, tăng thêm tư bản cho nước nhà, và việc xây dựng ngành y học hiện đại đủ các chuyên khoa ở các nước tiên tiến, song chưa đưa ra hình ảnh đối chứng về thói tệ của người nước mình, có lẽ do viết chưa xong4. Tỉnh quốc hồn ca II gồm 5 đoạn: mở đầu, nhắc lại quá khứ oai hùng của dân tộc, đồng thời phê phán nhà Nguyễn ngu dốt, nhắm mắt bắt ch ước luật pháp, khoa cử của nhà Thanh, đẻ ra một bộ máy cầm quyền hủ bại dẫn đến nước mất về tay người Pháp; đoạn 2 nhấn mạnh sự hy sinh x ương máu và tiền của của người Việt giúp nước Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị nước Pháp đối đãi tệ bạc, lừa bịp, vắt chanh bỏ vỏ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: