Tinh thần đối thoại trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 504.03 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày những nội dung không mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chúng ta đi tìm và khám phá tinh thần đối thoại phức tạp, đa diện giữa các vấn đề thiện – ác và đạo đức – xúc cảm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tinh thần đối thoại trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN Khoa Ngữ văn Tóm tắt: “Truyền kì mạn lục” là “áng thiên cổ kì bút” của nền văn học dân tộc. Những vấn đề nội dung tư tưởng, giá trị giáo huấn của tác phẩm đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đào sâu, khám phá trên nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung không mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chúng ta đi tìm và khám phá tinh thần đối thoại phức tạp, đa diện giữa các vấn đề thiện – ác và đạo đức – xúc cảm. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề đối thoại trong “Truyền kì mạn lục” từ một phần của lý thuyết liên văn bản sẽ làm sáng tỏ những vấn đề văn hóa, xã hội, nhân quyền, nữ quyền được đặt ra trong tác phẩm. Từ khóa: lý thuyết đối thoại, Truyền kì mạn lục, Bakhftin 1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI Trong triết học nhân bản của Bakhtin, “đối thoại” là phạm trù nền. “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người (…) Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý,… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới” (1). Bản Ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thảo không bao giờ kết thúc . Theo lí thuyết đối thoại, bản chất của bất cứ một phát ngôn nào cũng có mối quan hệ với những phát ngôn trước đó. Bản chất của sự đối thoại không chỉ dừng lại ở bản thân các lượt lời đối thoại mà được mở rộng phạm vi thông qua sự phát triển của việc nghiên cứu, phê bình văn học. Theo đó, Tất thảy những gì có sự giao thoa, tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ “liên đới”, mâu thuẫn, phản biện nhau đều có thể đặt chúng trong trạng thái đối thoại. Hiểu như thế, bản chất của thế giới thực sự là một cuộc đối thoại lớn như Bahktin quan niệm. “Tồn tại có nghĩa là giao tiếp bằng đối thoại. Khi kết thúc đối thoại thì mọi sự cũng hết.”(1). Nói cách khác, thông qua đối thoại, con người thể hiện được sự tồn tại của mình. Trong tác phẩm nghệ thuật, thông qua những hình thức đối thoại khác nhau về diễn ngôn, chủ đề, đề tài, nội dung tư tưởng,… tác giả sẽ đóng dấu được sự tồn tại của “đứa con tinh thần”, sẽ làm một cuộc đối thoại lớn với bạn đọc. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 69-77 70 DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN 2. SỰ THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” 2.1. Đối thoại giữa thiện – ác Có thể nói, “Truyền kì mạn lục” là những cuộc đối thoại lớn, là sự va chạm của hai luồng tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: thiện – ác. Như rất nhiều người nhận định, “Truyền kì mạn lục” là tập truyện hướng thiện, khuyến thiện. Nhìn ở góc độ đối thoại thì sự khuyến thiện xuất phát từ cuộc xung đột giữa thiện – ác. Khảo sát 20 truyện, ta thấy loại hình nhân vật ma quái chiếm số lượng khá lớn, phong phú, là thế giới đầy màu sắc. Những câu chuyện yêu quái kinh dị, đậm màu sắc chí quái có phần hấp dẫn người đọc bằng cảm giác sợ hãi xen lẫn kích thích. Nhưng đằng sau những nhân vật yêu ma quỷ quái và những hành động của chúng, tác giả muốn đề cập đến hiện trạng xã hội bấy giờ. Xã hội nhiễu nhương, rối ren, loạn lạc khiến ma quỷ hoành hành khắp nơi, còn nhiều hơn người và lấn át, tranh giành cuộc sống với người. Ma quỷ, yêu quái có thể được hiểu là đại diện cho cái ác, các thế lực tàn bạo trong xã hội. Chúng biến hóa, ẩn dưới “lốt” những cô gái có dung mạo xinh đẹp, có tài năng văn thơ đàn hát để quyến rũ người phàm, đó là nàng Nhị Khanh (truyện Cây gạo) quyến rũ gã lái buôn Trình Trung Ngộ; là nàng Đào, nàng Liễu khiến cho người học trò Hà Nhân bỏ bê việc học; là hồn ma Thị Nghi dụ dỗ viên quan họ Hoàng (truyện Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Yêu quái còn có thể là rắn đầu thai vào vợ Ngụy Nhược Chân khiến bà sinh ra hai đứa trẻ, chúng lớn lên chờ cơ hội để trả thù hãm hại cả nhà (Chuyện nghiệp oan của Đào thị). Chúng tác oai tác quái muôn nơi “gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn hoặc đón cô gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả” (2). Chúng quấy rối đến sự sống của dân lành “Trên bờ sông ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo rất cổ tương truyền là đã sống được hơn trăm năm. Linh h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tinh thần đối thoại trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN Khoa Ngữ văn Tóm tắt: “Truyền kì mạn lục” là “áng thiên cổ kì bút” của nền văn học dân tộc. Những vấn đề nội dung tư tưởng, giá trị giáo huấn của tác phẩm đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đào sâu, khám phá trên nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung không mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chúng ta đi tìm và khám phá tinh thần đối thoại phức tạp, đa diện giữa các vấn đề thiện – ác và đạo đức – xúc cảm. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề đối thoại trong “Truyền kì mạn lục” từ một phần của lý thuyết liên văn bản sẽ làm sáng tỏ những vấn đề văn hóa, xã hội, nhân quyền, nữ quyền được đặt ra trong tác phẩm. Từ khóa: lý thuyết đối thoại, Truyền kì mạn lục, Bakhftin 1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI Trong triết học nhân bản của Bakhtin, “đối thoại” là phạm trù nền. “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người (…) Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý,… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới” (1). Bản Ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thảo không bao giờ kết thúc . Theo lí thuyết đối thoại, bản chất của bất cứ một phát ngôn nào cũng có mối quan hệ với những phát ngôn trước đó. Bản chất của sự đối thoại không chỉ dừng lại ở bản thân các lượt lời đối thoại mà được mở rộng phạm vi thông qua sự phát triển của việc nghiên cứu, phê bình văn học. Theo đó, Tất thảy những gì có sự giao thoa, tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ “liên đới”, mâu thuẫn, phản biện nhau đều có thể đặt chúng trong trạng thái đối thoại. Hiểu như thế, bản chất của thế giới thực sự là một cuộc đối thoại lớn như Bahktin quan niệm. “Tồn tại có nghĩa là giao tiếp bằng đối thoại. Khi kết thúc đối thoại thì mọi sự cũng hết.”(1). Nói cách khác, thông qua đối thoại, con người thể hiện được sự tồn tại của mình. Trong tác phẩm nghệ thuật, thông qua những hình thức đối thoại khác nhau về diễn ngôn, chủ đề, đề tài, nội dung tư tưởng,… tác giả sẽ đóng dấu được sự tồn tại của “đứa con tinh thần”, sẽ làm một cuộc đối thoại lớn với bạn đọc. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 69-77 70 DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN 2. SỰ THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” 2.1. Đối thoại giữa thiện – ác Có thể nói, “Truyền kì mạn lục” là những cuộc đối thoại lớn, là sự va chạm của hai luồng tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: thiện – ác. Như rất nhiều người nhận định, “Truyền kì mạn lục” là tập truyện hướng thiện, khuyến thiện. Nhìn ở góc độ đối thoại thì sự khuyến thiện xuất phát từ cuộc xung đột giữa thiện – ác. Khảo sát 20 truyện, ta thấy loại hình nhân vật ma quái chiếm số lượng khá lớn, phong phú, là thế giới đầy màu sắc. Những câu chuyện yêu quái kinh dị, đậm màu sắc chí quái có phần hấp dẫn người đọc bằng cảm giác sợ hãi xen lẫn kích thích. Nhưng đằng sau những nhân vật yêu ma quỷ quái và những hành động của chúng, tác giả muốn đề cập đến hiện trạng xã hội bấy giờ. Xã hội nhiễu nhương, rối ren, loạn lạc khiến ma quỷ hoành hành khắp nơi, còn nhiều hơn người và lấn át, tranh giành cuộc sống với người. Ma quỷ, yêu quái có thể được hiểu là đại diện cho cái ác, các thế lực tàn bạo trong xã hội. Chúng biến hóa, ẩn dưới “lốt” những cô gái có dung mạo xinh đẹp, có tài năng văn thơ đàn hát để quyến rũ người phàm, đó là nàng Nhị Khanh (truyện Cây gạo) quyến rũ gã lái buôn Trình Trung Ngộ; là nàng Đào, nàng Liễu khiến cho người học trò Hà Nhân bỏ bê việc học; là hồn ma Thị Nghi dụ dỗ viên quan họ Hoàng (truyện Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Yêu quái còn có thể là rắn đầu thai vào vợ Ngụy Nhược Chân khiến bà sinh ra hai đứa trẻ, chúng lớn lên chờ cơ hội để trả thù hãm hại cả nhà (Chuyện nghiệp oan của Đào thị). Chúng tác oai tác quái muôn nơi “gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn hoặc đón cô gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả” (2). Chúng quấy rối đến sự sống của dân lành “Trên bờ sông ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo rất cổ tương truyền là đã sống được hơn trăm năm. Linh h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết đối thoại Truyền kì mạn lục Văn học dân tộc Triết học nhân bản của Bakhtin Văn bản truyện Nguyễn DữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
57 trang 73 0 0 -
165 trang 50 0 0
-
31 trang 33 0 0
-
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 trang 27 0 0 -
vũ trung tùy bút: phần 1 - nxb văn nghệ thành phố hồ chí minh
94 trang 27 0 0 -
Dân gian Thái - Truyện cười (Tập 1): Phần 1
29 trang 22 0 0 -
Quá trình vận động của du ký Việt Nam qua các thời kỳ
12 trang 21 0 0 -
Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương
5 trang 18 0 0 -
Đề tài thôn quê trong thơ chữ Hán trung đại Việt Nam
8 trang 17 0 0 -
Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
8 trang 17 0 0