Danh mục

Tổ chức biên soạn Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 688.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Tổ chức biên soạn Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận" được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là công tác trong lĩnh vực dân vận, tôn giáo, quản lý dân cư, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức biên soạn Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận TỔ CHỨC BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG TIẾNG RAGLAI DÀNH CHO CÁN BỘ CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC RAGLAI TỈNH NINH THUẬN Nguyễn Thế Quang1 1. Học viên cao học TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đồng bào Raglai là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dân tộc Raglai có 70.366 người, chiếm tỉ lệ 20,0%. toàn tỉnh có 14.153 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 7,9%; hộ cận nghèo 12.944 hộ, chiếm tỉ lệ 7,12%. Trong đó số huyện chiếm tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Bác Ái 39,7%; Thuận Bắc 22,71%; huyện Ninh Sơn, Thuận Nam trên 10%; trong đó vùng dân tộc Raglai có tỉ lệ hộ nghèo chiếm từ 85-90%. Để xóa được đói, giảm được nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thì cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, cán bộ công tác vùng DTTS phần lớn là người Kinh không biết nói tiếng dân tộc, nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác dân vận. Để tổ chức được việc dạy – học tiếng Raglai thì cần phải có chương trình bồi dưỡng, đây là điều kiện để nghiên cứu biên soạn tài liệu bồi dưỡng dành cho cán bộ công tác vùng DTTS. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu biên soạn Chương trình và tài liệu tiếng Raglai (SANAUT RADLAI) để bồi dưỡng cho cán bộ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình khung của Bộ GDĐT, nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận. Kết quả: đã nghiên cứu thành công Chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt. Từ khóa: Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ninh Thuận là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền trung Nam bộ, có tổng diện tích 3.358,3 km2; Dân số Ninh Thuận 579.710 (người). Toàn tỉnh có 6 huyện, 01 thành phố với 65 xã, phường, thị trấn; có 01 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 28 xã, trong đó 15 xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 12 xã khu vực I; có 124 thôn vùng đồng bào DTTS. Dân số đồng bào DTTS có 34.616 hộ/161.010 khẩu (chiếm 23,74%), trong đó Dân tộc Chăm có 17.230 hộ/82.497 khẩu (chiếm 12,17%); dân tộc Raglai có 15.470 hộ/70.453 khẩu (chiếm 10,39%); dân tộc Hoa toàn tỉnh có 943 hộ/3.771 khẩu (chiếm 0,56%); các dân tộc thiểu số khác có 973 hộ. Trong đó, dân tộc Chăm và dân tộc 260 Raglai là hai dân tộc chiếm đa số trong tổng số 23,74% DTTS; trong đó huyện Bác Ái có 99,7% và Thuận Bắc có trên 70% dân tộc Raglai. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Kinh công tác vùng dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ lệ 80% đến 90% từ cấp xã đến cấp huyện, đặc biệt là công chức cấp xã. Tuy nhiên, phần lớn là chưa biết tiếng Raglai nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Với thực trạng nêu trên, năm 2017 Tỉnh ủy Ninh Thuận đã cho chủ trương và chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc biên soạn tài liệu và chương bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho CB-CC-VC là người Kinh đang công tác ở vùng Raglai và CB-CC-VC đang làm nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực dân tộc miền núi phải được bồi dưỡng tiếng DTTS. Với nhiệm vụ đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu tiếng Raglai để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao; đây cũng là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng cần được khẩn trương triển khai thực hiện. Mục tiêu của việc biên soạn tài liệu là, giúp cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi biết được tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc; có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào người Raglai. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là công tác trong lĩnh vực dân vận, tôn giáo, quản lý dân cư, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi. Với tinh thần đó ngày 14 tháng 11 năm 2017, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 4765/KH-UBND, về Kế hoạch Biên soạn tài liệu đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi; Để đạt được mục tiêu trên, đầu năm 2018 Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung các nguồn lực cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu, hội thảo lấy ý kiến . . . để tài liệu khi được thẩm định và phê duyệt đạt được mục tiêu, y ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: