Danh mục

Tổ chức dạy học bài học STEM: 'Chuyển động ném ngang - cầu phun nước' (Vật lí 10)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 877.46 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về giáo dục STEM, các hình thức dạy học STEM và đề xuất tiến trình dạy học một bài học STEM, minh họa thông qua dạy học bài học STEM: “Chuyển động ném ngang - Cầu phun nước” phần “Cơ học” (Vật lí 10).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học bài học STEM: “Chuyển động ném ngang - cầu phun nước” (Vật lí 10) VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(2), 29-33 ISSN: 2354-0753 TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI HỌC STEM: “CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG - CẦU PHUN NƯỚC” (VẬT LÍ 10) Nguyễn Anh Đức1, 1Học viên Cao học khóa QH 2019S - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Lê Thị Thu Hiền2,+, Quốc gia Hà Nội; 2Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Chí Nguyện2 + Tác giả liên hệ ● Email: hienltt.1978@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 03/11/2021 STEM education is an educational method that equips students with scientific Accepted: 02/12/2021 knowledge and practical applications, as well as necessary skills and Published: 20/01/2022 competencies. The article presents the concept of STEM education, STEM teaching forms and proposes the process of teaching a STEM lesson with an Keywords illutrating lesson: Horizontal Projectile Motion - Water Fountain” from STEM education, student, section “Mechanics” in the Physics 10 textbook. Based on the application of physics, high school this process, we initially found that students had mastered their knowledge, successfully answered the questions posed by the teacher with active participation and developed desirable learning competencies, especially competencies of product-creation, presentation, and colloboration.1. Mở đầu STEM là thuật ngữ được sử dụng khi đề cập đến các lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh (HS) các kiến thức khoa học và nhữngứng dụng trong thực tiễn, rèn luyện cho các em các kĩ năng và năng lực (NL) cần thiết (Bộ GD-ĐT, 2018); được xâydựng dựa trên lí thuyết tích hợp trong giảng dạy theo hai khía cạnh: - Cho phép giáo viên (GV) tích hợp các môn họctương quan mà không bỏ qua các đặc điểm độc đáo, chiều sâu và đặc trưng của môn học; - Tổ chức dạy học các mônhọc gắn liền với thực tiễn nhằm trang bị các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho HS. Để đáp ứng được sự phát triển xã hội ngày nay và bắt kịp xu hướng giáo dục của thế giới, Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 đã không còn nặng về truyền thụ kiến thức mà tập trung phát triển phẩm chất, NL của người học,giúp HS phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, tích cực học tập, tự tin vào bản thân (Bộ GD-ĐT, 2018). Do vậy,một trong những yêu cầu đặt ra là cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động củangười học trong học tập. Năm 2020, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về triển khai thựchiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học, nêu rõ giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bịcho HS các kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của giáo dục trong thực tiễn (Bộ GD-ĐT, 2020). Bài báo trình bày về giáo dục STEM, các hình thức dạy học STEM và đề xuất tiến trình dạy học một bài họcSTEM, minh họa thông qua dạy học bài học STEM: “Chuyển động ném ngang - Cầu phun nước” phần “Cơ học”(Vật lí 10).2. Kết quả nghiên cứu2.1. Giáo dục STEM ở trường trung học phổ thông2.1.1. Khái niệm STEM và giáo dục STEM STEM là viết tắt của 4 chữ cái đầu của tiếng Anh gồm: (1) Science (Khoa học): Là các kiến thức Khoa học (Vậtlí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất) không những giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên mà còn có thể vận dụngkiến thức đó vào giải quyết các vấn đề khoa học và trong cuộc sống hàng ngày; (2) Technology (Công nghệ): Pháttriển khả năng sử dụng, quản lí, hiểu và đánh giá công nghệ của HS, tạo cơ hội cho các em hiểu về sự phát triển củacông nghệ, ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc sống; (3) Engineering (Kĩ thuật): Phát triển sự hiểu biết của HS vềcông nghệ thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho cáckhái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kĩ thuật cung cấp cho HS các kĩ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở khoa học vàtoán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, hệ thống hay xây dựng quy trình sản xuất; (4) Maths (Toán học): Pháttriển cho HS khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giảithích, các giải pháp giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra (Trần Thị Gái và cộng sự, 2018). Giáo dục STEM có khả năng thúc đẩy HS học tập và tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm và gắn vớingành nghề trong tương lai (Hsu & Yeh, 2019); là phương thức dạy học mà HS được học các kiến thức về khoa 29 VJE ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: