Danh mục

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG 'TỪ TRƯỜNG'

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.73 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Theo nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN ---------------------------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨTên đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 BAN CƠ BẢNChuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÍMã số : 60 14 10 Học viên thực hiện: HOÀNG VĂN LƯỢNG Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ HƯƠNG TRÀ THÁI NGUYÊN 09-2010MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏingành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộvề mọi mặt. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy họcvà phương tiện dạy học. Theo nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Đổi mớimạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụngcác phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”. Định hướng trên đây đã được pháp chế trong luật giáo dục điều 24.2“Phương pháp giáo d ục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác đ ộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh…”. (Luật giáo d ục năm 2005). Vấn đề đặt ra đối với các trường học là cần không ngừng đổi mới về nộidung và phương pháp dạy học (PPDH). Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầuphát triển của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại. Song nền giáo dục nước tatrong giai đoạn vừa qua chưa đáp ứng được điều đó. Trong kiểm điểm việc thựchiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ những yếu kém và nguyênnhân: “Hoạt động học tập trong các nhà trường ở mọi cấp học chủ yếu vẫn làhướng vào mục đích khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy ,người học,người quản lý coi trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn. Phương phápgiáo dục nặng về áp đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưakhuy ến khích sự năng động, sáng tạo của người học...” Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụngthành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triểnkhai áp dụng. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi đề cập đến việc nghiên cứu vàvận dụng phương pháp dạy học dự án, hiện đang còn tương đối mới ở ViệtNam. Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thựchiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học địnhhướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lýthuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham giatích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc, năng lực sáng tạo, năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làmviệc của người học. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, với mục đích giáodục toàn diện cho học sinh, cũng đã có nhiều nghiên cứu vận dụng DHDA,đặc biệt là dạy học một số kiến thức Vật lí. Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiếnthức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, chúng ta không chỉ tổ chức các hoạtđộng học tập trên lớp mà còn phải tổ chức học tập ngoại khóa cho học sinh.Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoại khoá là hai bộ phận hữu cơhợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiệnmục tiêu dạy học. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá như thế nàođể đảm bảo mục tiêu dạy học là rất quan trọng đối với mỗi giáo viên. Từ đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận chophương pháp dự án (Project method) và coi đây là phương pháp dạy học quantrọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểmcủa dạy học truyền thống. Mục tiêu của DHDA và hoạt động ngoại khoá đềuhướng tới giáo dục toàn diện học sinh, không chỉ tập trung vào dạy học kiếnthức mà còn đặt sự quan tâm chủ yếu đến phát triển kĩ năng sống, khả nănglàm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo…Mặt khác, nếu như dạy học dự ánđòi hỏi có nhiều thời gian mà chương trình chính khoá khó có thể thực hiệnthì hoạt động ngoại khoá đáp ứng đủ yêu cầu đó. Với thế mạnh của ngoạikhoá, giáo viên hoàn toàn có thể triển khai dạy học dự án khi tổ chức các hoạtđộng ngoại khoá cho học sinh, đặc biệt tổ chức trong các hội thi vật lí sẽmang lại hiệu quả cao trong học tập, kích thích động cơ hứng thú của ngườihọc, phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh biết vận dụng những tri thứcđã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, đáp ứng yêu cầuđào tạo nhân lực tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: